ThienNhien.Net – Sông Hoàng Hà được coi là dòng sông mẹ của Trung Hoa. Hàng nghìn năm qua, các nền văn minh đã phát triển dọc theo bờ sông này. Con sông cũng được biết đến với cái tên: Nỗi đau của Trung Hoa bởi nước lũ cũng đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, mọi việc giờ đã thay đổi. Chỉ trong vòng 3 năm của những năm 1990, sông Hoàng Hà – nơi nương tựa của 140 triệu người dân – đã khô cạn trước khi chảy ra đến biển. Tình trạng ô nhiễm của con sông đã tới mức báo động.
Chuyến du hành xuyên Trung Hoa
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã gây ra những vấn đề môi trường bức xúc dọc theo 2 bên bờ của dòng sông mẹ. Người ta đã tiến hành một loạt khảo sát gồm 5 hợp phần về những mâu thuẫn và những thách thức mà các cộng đồng sống dọc theo bờ sông Hoàng Hà phải đối mặt.
Chính phủ Trung Hoa đang xây những chương trình phát triển khu tái định cư, giống như khu nhà này ở Madoi, dành cho các gia đình Tây Tạng đã từ bỏ lối sống tập trung vốn có của họ.
Dòng sông bắt đầu cuộc hành trình xuyên đất nước Trung Hoa từ cao nguyên Tây Tạng, phía Tây tỉnh Thanh Hải. Giữa sự tĩnh lặng và vẻ đẹp nguyên sơ, dòng sông nhận nước từ 2 hồ trong xanh ở độ cao khoảng 4.500m so với mực nước biển, xung quanh là núi phủ tuyết trắng và những đồng cỏ. Sông Hoàng Hà uốn khúc xuyên miền Bắc Trung Hoa với tổng chiều dài hơn 3000 dặm và được coi là dòng sông mẹ. Hàng nghìn năm qua, các nền văn minh Trung Hoa đã phát triển dọc theo bờ sông này. Con sông cũng được đặt cái tên: Nỗi đau của Trung Hoa bởi trong nhiều thế kỉ qua, nước lũ của nó đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Tuy nhiên, mọi việc giờ đã thay đổi. Chỉ trong vòng 3 năm của những năm 1990, sông Hoàng Hà nơi nương tựa của 140 triệu người dân – đã bị khô cạn trước khi chảy ra đến biển, do bị khai thác quá mức. Tình trạng ô nhiễm của con sông đã lên tới mức độ kinh hoàng. Trước đây từng có gần 4.000 hồ nước nhỏ ở khu vực này nhưng nay ¾ số hồ đã khô kiệt
Nỗi khó khăn ngày càng lớn
Thực tế, toàn bộ hệ sinh thái tại vùng thượng nguồn đang có nhiều vấn đề khiến các nhà khoa học thực sự lo lắng. Họ cho biết lượng mưa không đủ và vì thế đất đai ngày càng khô cằn. Nhiệt độ tăng cao cùng với sự biến đổi khí hậu đang làm tan các dòng sông băng và tuyết. Nước bị ngấm xuống đất mà không thể chảy ra sông được.
Cũng theo các nhà khoa học, tập quán chăn thả gia súc của những người dân du mục vùng Tây Tạng cũng góp phần vào tình trạng xói lở đất nghiêm trọng và giảm lượng nước chảy ra sông.
Từ bỏ lối sống cũ
Gần đây, chính phủ Trung Hoa đã yêu cầu người dân vùng Tây Tạng từ bỏ lối sống du mục để chuyển sang kiểu sống định cư. Chính phủ đã xây những khu chung cơ để tiếp nhận các gia đình nào đã bán hết gia súc của họ. Danma, 72 tuổi, và gia đình của ông là những người mới dọn đến chung cư. Ông và vợ đều sinh ra tại Yurts. Không ai nói được tiếng Trung Hoa phổ thông. Họ chỉ biết tiếng Tây Tạng. Họ cũng đã nhận cả nhà và khoản hỗ trợ của chính phủ để bỏ lối sống du mục.
Ông Danma thân hình gầy guộc và nghễnh ngãng cả 2 tai, tâm sự rằng ông rất buồn vì phải chuyển đi nhưng ông hiểu được lý do phải làm vậy. “Điều đó rất đơn giản”, ông nói. “Đồng cỏ đã thay đổi. Không còn cỏ, không còn nước. Vì thế chúng tôi chỉ còn cách là bán gia súc đi, điều này làm trái tim chúng tôi nặng trĩu. Tất cả là vì điều kiện tự nhiên đã thay đổi rồi.”
Tương lai không chắc chắn ở Tây Tạng
Cả nhà thường đun sữa muối trong ấm và nghe nhạc Tây Tạng. Trong 1 căn phòng, họ đặt 1 bàn thờ Phật với bức ảnh đức Phật khá lớn.
Những cờ phướn được cắm rải rác trên núi. Đó là cách những người dân Tây Tạng tưởng nhớ lại cuộc sống trước đây (Ảnh:NPR) |
Con trai của Danma, Pema Oser và đứa cháu trai Dorje Osel đều xuất gia, và cả 2 đều đang học về những mâu thuẫn gặp phải khi sống theo cách mới. Họ quấn xa rông, nhưng cũng mang theo di động, chuông đổ liên hồi.
Dorje tâm sự rằng lối sống truyền thống đã bị xói mòn, cũng như đất đai ở đây vậy. “Tôi không biết tương lai sẽ mang đến điều gì”, cậu nói. “Chúng tôi không có nước uống và cỏ. Trong 20 năm tới, sẽ không còn nhiều gia súc, và cũng không còn nhiều người du mục nữa”
Chính phủ Trung Hoa cho rằng định cư cho những du dân Tây Tạng là 1 bước cần thiết để cứu dòng sông. Dân địa phương không phủ nhận điều này, nhưng đâu đó trên bình nguyên cao vợi vẫn có cảm giác rằng dời đi để cứu con sông thì cũng là sự tổn thương cho một lối sống cổ.