ThienNhien.Net – Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu đã trải qua giai đoạn đỉnh điểm khi mà các đại biểu làm việc tới khuya để cố gắng giải quyết những khó khăn trước khi cuộc đàm phán cấp cao diễn ra. Hai vấn đề quan trọng, khó giải quyết là việc quyết định có nên bắt đầu tiến trình trình đàm phán này hay không, nếu tiến hành thì cách thức tiến hành như thế nào, vấn đề là gì và làm thế nào để đạt được chương trình bổ sung về chuyển giao công nghệ. Cuối cùng các thảo luận về công nghệ bị thất bại. Kết quả này trở thành một lỗ hổng lớn trong tiến trình đàm phán và ảnh hưởng tới thành công của hội nghị Bali.
Thất vọng sau cuộc hội thảo về công nghệ, một đại diện của Châu Phi nói: “Điều này thể hiện một số quốc gia phát triển không thích thú với việc mang các công nghệ đến với chúng tôi với giá có thể chấp nhận được. Họ không có thiện chí. Họ thích bảo vệ những tiến bộ công nghệ của họ và thích thành lập các công ty thương mại”. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi một vài đại biểu từ các quốc gia đang phát triển khác.
Trong khi đó, một hội thảo khác về công nghệ được tổ chức trong khuôn khổ SBSTA (hội thảo khung hỗ trợ cho khoa học và cải tiến công nghệ) nhưng cũng kết thúc bằng sự đổ vỡ. Ghana đại diện cho G77 nói rằng hội nghị Bali đã thất bại bởi sự thiếu thiện chí và những lời nói suông của các nước phát triển và điều đó chưa từng xảy ra trong lịch sử. Trung Quốc cũng cho rằng đây là một điều đáng xấu hổ đối với hội nghị quốc tế này.
Mặc dù các tranh cãi về vấn đề công nghệ khá căng thẳng song cuộc đàm phán quan trọng và khó khăn hơn là làm thế nào để tiếp tục sự hợp tác lâu dài hướng tới biến đổi khí hậu. Liên minh Châu Âu đang hướng tới sự khởi đầu của thoả thuận về hiệp định toàn diện vào năm 2009, với lịch làm việc dày đặc và phạm vi rộng về các chủ đề. Điều này được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia như Nhật Bản và Canada. Họ muốn có những thay đổi cơ bản trong các điều khoản của nghị định thư Kyoto.
Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu không chỉ được đề cập đến trong các báo cáo của Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), mà còn chỉ ra sự cần thiết của các hành động nhanh chóng và quyết liệt nếu thế giới muốn tránh khỏi những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu
Nó cũng được thúc đẩy bởi nghị định thư Kyoto vào năm 2012, và sự cần thiết phải hướng tới thoả thuận vào năm 2009 về những cam kết giảm thiểu khí nhà kinh điều mà các quốc gia nằm trong phụ lục I của Kyoto (bao gồm các nước phát triển) phải thực hiện. Châu Âu rất mong chờ để khởi đầu một tiến trình phức tạp trong khuôn khổ hội nghị này để lôi kéo Mỹ thực hiện các cam kết giảm thiểu phát thải thậm chí mặc dù không phải là thành viên của nghị định thư Kyoto. G77 và Trung Quốc cùng chia sẻ chung mục đích này.
Thêm vào đó, các nước phát triển cũng đòi hỏi các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những nước lớn hơn cần đóng góp nhiều hơn. Canada cho rằng một vài quốc gia đang phát triển cũng phải cam kết giảm phát thải của họ, trong khi Châu Âu không nhất quyết yêu cầu những cam kết bắt buộc từ phía các quốc gia đang phát triển
Trái lại, các nước đang phát triển lại không thống nhất về vấn đề này. Một vài quốc gia (nhất là các đảo quốc nhỏ) cho rằng các quốc gia phát triển nhất là những nước phát thải lớn, nên thực hiện cắt giảm phát thải của họ song đa phần các quốc gia không sẵn sàng thực hiện cam kết bắt buộc này, hoặc hướng tới những cam kết sâu hơn như các chỉ tiêu khu vực hay các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng. Họ muốn trọng tâm của tiến trình mới này tập trung vào việc thi hành các cam kết về giảm thiểu phát thải của các nước phát triển cũng như việc bổ sung các cơ chế về tài chính và công nghệ
Về vấn đề này, có 2 ý kiến đã gây ra căng thẳng giữa các đại biểu tại Bali vừa qua: một là xác định tiêu chuẩn giới hạn phát thải quốc gia, cam kết giảm thiểu đối với các nguồn thải, xóa bỏ dần các khí nhà kính của nhóm các quốc gia phát triển đồng thời xem xét các kết quả để đưa ra các cam kết xa hơn cho các quốc gia có trong phụ lục I của Nghị định thư Kyoto và bảo đảm khả năng so sánh của các nỗ lực; hai là các hành động giảm thiểu mang tính quốc gia có thể thông cáo và đo lường được của nhóm các quốc gia đang phát triển trong tiến trình phát triển bền vững
Điểm đầu tiên được đưa ra nhằm bắt Mỹ phải cam kết giảm thiểu phát thải ở quốc gia này do nó không phải là thành viên của Nghị định thư Kyoto. Điểm thứ 2 được đưa ra nhằm gắn các quốc gia đang phát triển với bổn phận giảm phát thải và ngăn ngừa biến đổi khí hậu hơn nữa, mặc dù không hề có một cam kết bắt buộc nào cho các quốc gia này.
Ngoài ra, còn có một số điểm đáng chú ý khác về các vấn đề đường lối chính sách và các động cơ rõ ràng để giảm thiếu phát thải từ nạn phá rừng và sự suy thoái rừng ở các quốc gia đang phát triển; các hành động hợp tác trong các khu vực cạnh tranh quốc tế; các cách tiếp cận dựa trên cơ chế thị trường với khả năng nâng cao hiệu quả chi phí của các hành động giảm thiểu và hiệu quả xã hội, kinh tế của các phương thức phòng ngừa.
Một số quốc gia đang phát triển không hài lòng với những đề xuất về tác động trong các khu vực cạnh tranh do nó tương tự như đề xuất của Nhật Bản về việc quy chuẩn mức độ trừng phạt đối với các quốc gia phát thải cao hơn ngưỡng cho phép và các quốc gia đang phát triển với công nghệ lạc hậu hơn có thể phải chịu các tác động bất lợi. Họ cũng không đồng tình với đề xuất về giải pháp thực hiện các cách tiếp cận dựa trên cơ chế thị trường trong khi lẽ ra các cách tiếp cận khác cũng nên được đề cập đến.