ThienNhien.Net – Biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là một vấn đề môi trường mà còn là một thách thức đối với đầu tư, kinh tế và phát triển. Một hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu sẽ phải thừa nhận các quyền lợi và tầm quan trọng của các nước đang phát triển. Nó chỉ ra cho các nước phát triển làm thế nào để thuyết phục các nước đang phát triển thống nhất các chiến lược về tăng trưởng và các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đó là lý do tại sao lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính sẽ có mặt tại một phiên họp về biến đổi khí hậu nằm trong khuôn khổ Hội Nghị Thượng Đỉnh của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu tại
Buổi họp sẽ thảo luận về các lựa chọn chính sách, sự thúc đẩy và suy thoái kinh tế cũng như các dàn xếp về tài chính bao gồm phát triển các nguồn năng lượng với hàm lượng cacbon thấp, phát triển công nghệ, các biện pháp và hiệu quả thích ứng với biển đổi khí hậu.
Các nước đang phát triển cũng thừa nhận rằng những thay đổi khí hậu đặt ra cho họ các câu hỏi về lãnh thổ, kinh tế và con người. Họ quan tâm đến tiềm năng của thị trường cacbon và các công nghệ mới để cung cấp vốn cho các vấn đề giảm thiểu khí nhà kính như đầu tư năng lượng sạch, phát triển năng lượng thay thế để giảm phát thải đồng thời cộng tác với các cơ quan quốc tế trong việc thi hành và mở rộng hệ thống thương mại cacbon nhằm cấp vốn cho quá trình phát triển dự án cacbon thấp ở các nước đang phát triển nhất là các nước nghèo.
Tuy nhiên phần nhiều họ thận trọng với những cam kết về biến đổi khí hậu bởi 2 nỗi lo sợ sự hỗ trợ quốc tế sẽ bị chệch hướng xuất phát từ sự phát triển xã hội và các kế hoạch tăng trưởng, đồng thời các chính sách về biến đổi khí hậu được bảo vệ bởi các quốc gia phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển của các quốc gia đang tiến lên phía sau họ. Đối với nhiều nước đang phát triển, biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng hiện tại và không chắc chắn trong tương lai. Những nước nghèo nhất là những nước dễ bị tác động nhất bởi thiên tai và những thay đổi bất lợi về điều kiện sức khỏe, sản xuất lương thực, nguồn nước, sự toàn vẹn lãnh thổ và đa dạng sinh học.
Trong thời điểm hiện tại, các cuộc họp ở Bali được xem là cần thiết để mở đầu 2 dự án hỗ trợ lẫn nhau: thứ nhất là một thỏa thuận toàn cầu về vấn đề biến đổi khí hậu; và thứ 2 là một cam kết để hỗ trợ những nỗ lực của các nước đang phát triển nhằm kết hợp các chiến lược tăng trưởng với các vấn đề về biến đổi khí hậu. Tập đoàn tài chính thế giới cho biết có thể lôi kéo nguồn vốn tư nhân khoảng 200 tỷ USD mỗi năm cho chương trình sản xuất năng lượng có hàm lượng cacbon thấp ở các nước đang phát triển.
Các chính sách về biến đổi khí hậu không thể chỉ là lớp phủ trên chiếc bánh của sự phát triển, chúng cần được “nung” thành công thức của quá trình tăng trưởng và phát triển xã hội. Quá trình đối với các nước đang phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết cho một thỏa thuận mới về biến đổi khí hậu toàn cầu.