Đó là ý kiến của ông Rae Kwon Chung, Giám đốc Ban Môi trường và Phát triển bền vững Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên Hợp Quốc (UNESCAP) tại cuộc Hội thảo "Sử dụng các công cụ chính sách để tăng trưởng xanh trong hoạch định chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội.
Ông Rae Kwon Chung đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thuế sinh thái là gì?
– Thuế sinh thái là những chi phí làm suy thoái tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường được tính vào giá cả sản phẩm. Khái niệm thuế sinh thái được khởi xướng tại Đức vào thập kỷ 90 thế kỷ trước nhưng Thụy Điển là nước đầu tiên áp dụng, hiện đang triển khai ở một số nước như Đan Mạch, Niudilan, Phần Lan… Đây là một cuộc cải cách ngân sách bởi các chuyên gia về phát triển kinh tế bền vững đã thành công trong việc thuyết phục các Chính phủ chuyển đổi cơ cấu từ việc giảm đánh thuế thu nhập sang tăng đánh thuế ô nhiễm đối với doanh nghiệp và tư nhân…
Vậy lợi ích thu được từ việc đánh thuế sinh thái của các nước như thế nào, thưa ông?
– Trên thực tế, thuế sinh thái như một công cụ hữu hiệu giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, tăng thu nhập và việc làm. Điển hình tại Đức sau khi tiến hành đánh thuế sinh thái trong tiêu thụ năng lượng từ năm 1999-2003 đã cắt giảm 7 triệu tấn C02 phát thải, tăng thu nhập từ 4 tỷ USD lên 19 tỷ USD và tạo thêm 60.000 việc làm.
Theo tôi, đây là một công cụ hay, UNESCAP sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam thực hiện thông qua việc tổ chức thêm các cuộc hội thảo khác để nâng cao nhận thức của công chúng, nhất là giới kinh doanh, cấp lãnh đạo; cử các chuyên gia châu Âu sang thảo luận với các chuyên gia Việt Nam để xây dựng các tiêu chí thuế sinh thái, thiết kế hệ thống phù hợp với thực tế Việt Nam…
Theo ông, Việt
– Theo tôi, cơ sở xây dựng thuế sinh thái dựa vào mức tiêu thụ tài nguyên dễ hơn việc đánh giá mức độ phát thải gây ô nhiễm môi trường. Việt
Việt
Nếu Việt
Trân trọng cảm ơn ông !