Theo Ngân hàng Thế giới, ngành Công nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm đứng cuối thế giới về hiệu suất sử dụng năng lượng. Kết quả khảo sát nhiều ngành công nghiệp như nhựa, sành sứ, xi măng gần đây cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành Công nghiệp có thể đạt tới 20-30%.
Trong khi ngành Công nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng, tương đương khoảng 19 triệu tấn dầu quy đổi/năm, nếu làm tốt khâu tiết kiệm năng lượng cũng đã có thể giảm bớt chi phí trong ngành Công nghiệp tới 10.000 tỷ đồng/năm.
Vậy đâu là nguyên nhân sử dụng năng lượng chưa hiệu quả?
Theo ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện năng lượng (Bộ Công Thương), có 5 nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả trong các ngành công nghiệp:
Việt Nam còn thiếu khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy các hoạt dộng tiết kiệm năng lượng. Các ngành sản xuất khác nhau còn thiếu thông tin cụ thể về định mức tiêu hao năng lượng của ngành mình.
Việt Nam còn rất thiếu các chuyên gia kỹ thuật, các nhà sản xuất cung cấp hàng, dịch vụ kỹ thuật về lĩnh vực này, đồng thời còn thiếu các đơn vị làm kiểm toán và thanh tra.
Chi phí mua sắm các thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao còn quá đắt vì phải nhập khẩu là chính, trong khi năng lực kinh tế của các DN Việt Nam phần lớn còn rất khó khăn.
Vậy nên cần sự phối hợp đồng bộ
Về vấn đề này, nhièu chuyên gia cho rằng, mặc dù khung chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam đang ngày càng được chú ý hoàn thiện nhưng nhìn chung vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu.
Ông Nguyễn Đình Hiệp – Vụ phó vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại, Bộ Công Thương đang trưng ầu ý kiến để hoàn thiện Luật Sử dụng năng lượng tiế kiệm và hiệu quả, trong đó có những quy dịnh sẽ tiến hành dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các sản phẩm tiêu thụ năng lượng. Đồng thời cũng đề cập tới việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng thấp; khuyến khích đầu tư thay thế các thiế bị tiêu hao nhiều năng lượng; áp dụng công nghệ mới, miễn giảm thuế thu nhập phát sinh từ các hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL), miễn giảm thuế nhập khẩu hàng hoá và thiết bị tiết kiệm năng lượng; trợ giá cho đầu tư các dây chuyền sản xuất sản phẩm TKNL và các dự án TKNL…
Ông Hiệp cũng cho rằng, để Luật TKNL thực sự có hiệu quả thì không chỉ ban hành Luật mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà Nước và các đơn vị thực hiện Luật.