Không chuyên môn về lĩnh vực này nhưng “Hai lúa” Nguyễn Văn Dục ở xã Giang Điền, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) là người đầu tiên dùng khí hầm biogas để lắp đặt thành công máy phát điện …
“Quá
Sau một thời gian không ngừng tìm hiểu, xem sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng cuối cùng anh lắp đặt máy móc, chạy thử các máy trong gia đình. Đến cuối năm 2005, anh đã thành công trong việc dùng khí gas chạy máy xay xát. Từ chiếc máy xay xát cồng kềnh chạy được bằng khí gas, anh Dục bắt tay ngay vào việc xây dựng mô hình chạy máy phát điện bằng biogas từ phân heo.
Theo anh Dục, bình thường máy chạy bằng xăng nhờ bộ điều chế hòa khí, nhưng theo cách của anh thì đã “cải tiến” bộ điều chế này để dẫn khí ra từ hầm biogas vào thay cho nhiên liệu. Khi đề máy nổ, làm cần quay trục nối với đi-ra-mô quay và phát điện.Và anh đã lắp đặt thành công máy phát điện dùng để chiếu sáng cho sinh hoạt gia đình.
Từ chiếc máy chiếu sáng độc nhất vô nhị này, nhiều người dân trong vùng đã đến gia đình anh học hỏi và có ý đặt hàng. Đứng trước yêu cầu thực tế của nhiều người dân và nhu cầu được “nhân bản” công trình cho nhiều người, anh Dục đã nhận lắp đặt máy phát điện không chỉ cho dân trong vùng mà ra cả Thị xã Long Khánh. Sau đó đến “mục sở thị” từng nhà để khảo sát vị trí chuồng trại, hệ thống hầm biogas của họ, rồi tiến hành lắp đặt máy.
Anh Dục nói: “Tùy số lượng chăn nuôi của từng gia đình mà lắp đặt các máy khác nhau. Nếu nuôi khoảng 15-30 con heo, thì chế tạo máy phát điện công suất 2,5 kg là dùng được rồi”. Được biết, vợ chồng anh Dục trước đây “khởi nghiệp” từ tay trắng. Còn bây giờ, trang trại của gia đình anh đã có trên 1.000 con heo lớn bé, trong đó có hơn 200 con nái. Đã có khá nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm và anh không ngần ngại hướng dẫn cho nhiều người cách chăn nuôi của mình.
Theo ông Lê Huy Phương – Chủ tịch UBND xã Giang Điền, hiện số hộ chăn nuôi heo trên địa bàn xã với quy mô từ 10 con trở lên chiếm trên 90% tổng số hộ dân toàn xã, trong đó phần đông các hộ dân vẫn cho nước thải chảy ra các cống rãnh hay các hố đào tạm bợ nên rất ô nhiễm môi trường. Về lâu về dài địa phương cần nhân rộng mô hình của anh Dục cho đông đảo bà con nông dân trong xã để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được tiền bạc.