Nước nhiễm bẩn nặng nhưng vẫn phải sử dụng trong sinh hoạt, trong ăn uống và chữa bệnh đã làm cho 48.000 người dân thuộc 6 xã ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đang lâm vào một nguy cơ lớn: mắc nhiều loại bệnh tật nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng tới nay vẫn chưa có giải pháp nào đủ mạnh được áp dụng tại đây.
Người dân 6 xã Hưng Công, Vũ Bản, An Ninh, An Nội, Ngọc Lũ và Bối Cầu đều sử dụng nguồn nước dòng sông Châu Giang qua một số tuyến kênh để sinh hoạt, sản xuất và chữa bệnh. Nhưng đã từ lâu, cứ vào nửa năm về cuối, các kênh dẫn phần bị khô hạn, phần bị ô nhiễm nặng làm cho tất cả các giếng khoan, giếng đào cũng như ao chuôm bị tù túng, không có nước sạch để dùng.
Ông Nguyễn Văn Tâm, xã Hưng Công, Bình Lục, Hà
Nước bẩn nhưng vẫn phải rửa rau ăn hàng ngày. Nước ao tù đọng lưu cữu vẫn phải dẫn về để sử dụng trong gia đình, trong công sở: “Phải đào sâu 80m mới có nước, nhưng không dùng được vì nhiễm iot sắt và asen thạch tín. Một tuần phải thau rửa bể một lần mà mẩn ngứa đầy người”, ông Lê Hải Lương, Chủ tịch UBND xã Hưng Công, Bình Lục, Hà
Gia đình nào không trữ được nước mưa dành riêng cho nấu ăn thì buộc phải xây bể lọc cát để lắng bớt chất bẩn, dù phần lớn chỉ mang tính đánh lừa thị giác. Ngay cả trạm xá xã, nơi cần nước sạch để chữa bệnh cho người dân thì nước giếng cũng đen đục rất đáng lo ngại.
Hậu quả của việc nhiều năm liền sử dụng nguồn nước ô nhiễm là số người mắc bệnh tăng. Chỉ riêng xã Hưng Công từ đầu năm đến nay đã có 37 người bị chết, trong đó có 11 người chết do ung thư, mặc dù nguyên nhân căn bản có do nguồn nước bẩn hay không, nhưng thật khó nói là không liên quan đến nước sinh hoạt hàng ngày.
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nam, cho biết: “Chúng tôi được tham gia đoàn công tác của Tổ chức y tế Thế giới tại Ấn Độ, họ có những bệnh viện chuyên chữa bệnh liên quan đến asen. Vì asen thạch tín nhiễm trong nước làm huỷ hoại nội tạng và các bệnh ngoài da gây ung thư cho người”.
Cũng theo số liệu từ TT nước sạch và VSMT nông thôn Hà Nam, chỉ số nhiễm asen trong nước tại các xã của huyện Bình Lục cao gấp 100 lần mức cho phép của Bộ Y Tế.
Hiện nay ngoài một nhà máy nước sạch công suất nhỏ chỉ đủ cung cấp cho một số hộ dân trong vùng, còn lại đều phụ thuộc vào nước mưa và nước các dòng kênh. Trong khi từ nay đến cuối năm khô hạn lại càng gay gắt.