Sự phá rừng đang làm tăng tính thường xuyên và sự khốc liệt của những trận lụt xảy ra tại các nước đang phát triển, theo công bố của một nghiên cứu gần đây.
Trong khi một mối liên quan giữa nạn phá rừng và các trận lũ lụt đã được nghi ngờ từ nhiều năm nay, một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí online Global Change Biology (25/09) đã đưa ra những lý lẽ đầu tiên ủng hộ cho giả thuyết này với bằng chứng ở quy mô toàn cầu.
“Ở đây vẫn còn thiếu một sự nhất trí chung về việc liệu các cánh rừng có một tác động tích cực đến nạn lũ lụt hay không”, William Laurance, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian tại
Nhóm nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của Corey Bradshaw, thuộc trường Đại học Charles Darwin của Ôxtrâylia, đã tiến hành nghiên cứu về những mối liên kết giữa sự bao phủ của các cánh rừng tự nhiên với những trận lụt xảy ra trong những năm 1990 tại 56 nước đang phát triển thuộc châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.
Các mô hình cho thấy, việc phá bỏ một phần mười diện tích bao phủ rừng hiện tại sẽ làm tăng tần số của các trận lụt lên từ 4 đến 28% và thời gian kéo dài của chúng cũng tăng hơn 8%. Các cánh rừng có thể làm giảm sự khốc liệt của các trận lụt theo một số cách. Thứ nhất, nước mưa sẽ được các rễ cây lấy bớt đi và thoát ra thông qua lá của chúng. Rễ cây còn làm cho đất thêm xốp, làm tăng lượng nước mà nó có thể hấp thụ.
Bản thân quá trình chặt phá rừng đã làm giảm khả năng hấp thụ của đất, theo các nhà nghiên cứu cho biết. Việc phá rừng làm cho đất lèn chặt hơn, vì vậy sẽ có ít các kẽ hở dưới đất hơn và khả năng hấp thụ nước kém hơn, ảnh hưởng đến sự tháo chảy nước.
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu kéo dài 10 năm, 100.000 người tại thế giới đang phát triển đã bị tử vong, thêm 320 triệu người đã phải di dời do những trận lụt với sự tổn thất về mặt kinh tế vượt quá 1 ngìn tỷ USD.
Bradshaw hy vọng rằng bằng cách trình diễn những lợi ích của sự bảo tồn hệ sinh thái, nhóm nghiên cứu của ông sẽ khuyến khích được các nước đang phát triển bảo vệ các khu rừng của mình. “Đây chính là một phương pháp kinh tế nhất để đánh giá giá trị của các cánh rừng và tôi nghĩ rằng các Chính phủ sẽ chú ý tới điều này với niềm hy vọng”, Bradshaw nói.
Trong khi việc không khuyến khích dân chúng sống ở các vùng đồng bằng cửa sông có thể là cách tốt nhất để phòng tránh thiệt hại, nhưng đó không phải là phương án lức nào cũng có thể thực hiện được. “Sự thực là tại các nước đang phát triển người dân đều đang xây dựng cuộc sống trên các vùng đồng bằng cửa sông và bất cứ điều gì mà họ có thể làm để làm giảm cường độ lũ lụt là điều tốt đẹp”.
Các quốc gia như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal, vốn là đối tượng của những trận lụt dữ dội, hiện nay đều đầu tư cho các dự án bảo vệ và tái trồng rừng.