ThienNhien.Net – Tại hội nghị APEC hồi đầu tháng 9, WWF đã công bố một bản báo cáo nghiên cứu những số liệu thực tế và tương lai của ngành than tại khu vực APEC. Trong báo này nhấn mạnh rằng than đá đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng về nhu cầu năng lương của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cần phải giảm tỉ lệ sử dụng than đá xuống không quá 20% trong tổng năng lượng.
Theo nhận định từ bản báo cáo, mặc dù dù than đá tại khu vực APEC vẫn đang bị khai thác một cách thiếu kiểm soát và góp phần vào việc phát tán khí nhà kính nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các nước đang tăng trưởng nhanh, như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong lượng nhu cầu sử dụng than đá đang gia tăng trên thế giới hiện nay, 88% xuất phát từ các quốc gia châu Á đang phát triển. Các nước này cần được sự hỗ trợ về mặt công nghệ từ phía các nước phát triển, để làm được điều này thì cần phải có phương thức chuyển giao công nghệ mới.
Hiện nay, giá bán của than chưa phản ánh được những thiệt hại do than gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường khu vực và toàn cầu. Nếu những nhân tố này được tính đến, các công nghệ năng lượng thay thế, trong đó có công nghệ làm giảm sự phát ra nhiệt than, sẽ mang ý nghĩa kinh tế thực sự hơn.
Cho tới nay, người ta đã nhận biết được những mặt trái của ngành than đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương như làm giảm diện tích đất trồng, giảm nguồn nước sạch, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo theo việc gây ra các căn bệnh về hô hấp, khiến một bộ phận dân cư phải tị nạn hay trở thành vô gia cư. Tuy nhiên, mối đe doạ lớn nhất mà than đá gây ra đối với môi trường là sự góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu và đó nguy cơ tiềm tàng cho những tai biến môi trường cơ thể ập xuống.
Phát biểu về vấn đề này, bà Ina Pozon, điều phối viên của WWF Chương trình nghiên cứu ngành than khu vực APEC, đồng thời là tác giả của bản báo cáo cho rằng việc sử dụng than đá không chỉ là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu trái đất mà còn gây ra các vấn đề nan giải về cộng đồng và môi trường trong khu vực. Hiện nay, than đá chiếm vị thế gần như độc quyền tại các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì vậy không thể hy vọng các nước này sẽ không sử dụng than đá nữa.
Một điểm đáng chú ý là bản báo cáo đưa ra những tham số xác định rõ trách nhiệm trong việc sử dụng than đá. Điều này giúp các quốc gia đang phát triển có thể tiếp tục sử dụng nguồn nhiên liệu này để phát triển nền kinh tế, đồng thời giảm thiểu tối đa những tác động do ngành than gây ra đối với con người và hành tinh.