Nuôi cá da trơn hiện là một trong những loại hình nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh nhất. Việc cấp giấy chứng nhận sẽ hỗ trợ giảm thiểu tác động của việc nuôi cá da trơn đến môi trường và xã hội, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Vào ngày 26 – 27/09, WWF Greater Mekong Chương trình Việt Nam (World Wide Fund for Nature – Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã tổ chức hội thảo đầu tiên về “Đối thoại nuôi cá da trơn”.
Mục đích của cuộc hội thảo nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cho việc cấp gíấy chứng nhận để nuôi cá Tra – Basa bền vững. Việc xây dựng tiêu chuẩn cho cá da trơn sẽ hoàn tất vào năm 2008.
Nhiều bên liên quan bao gồm các nhà sản xuất, các thành viên của dây chuyền thị trường (chế biến, xuất khẩu, nhà cung cấp thức ăn cho cá, người bán lẻ), nhà nghiên cứu, các cơ quan chính phủ, những nhà đầu tư, và các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực môi trường và xã hội liên quan tới nuôi trồng thủy sản đã cam kết tham gia đối thoại.
Khi đó các thành viên tham dự sẽ gặp gỡ và xây dựng các tiêu chuẩn tự nguyện, có thể đo đếm được và đáng tin cậy nhằm giảm thiểu những tác động chính lên môi trường và xã hội. Sau khi được thông qua, những tiêu chuẩn này sẽ được chuyển giao cho cơ quan cấp chứng nhận hiện hành để quản lý hệ thống này.
Theo TS. Flavio Corsin, Cố vấn Cấp cao về Nuôi trồng Thủy sản của WWF, nuôi cá Tra – Basa là một trong những hình thức nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh nhất hiện nay trên toàn thế giới. Điều cấp thiết là phải giảm thiểu các tác động của việc nuôi cá Tra – Basa đến môi trường và xã hội, trong khi đó vẫn phải đảm bảo đáp ứng những nhu cầu thị trường đối với loại cá này.
Một số yếu tố chính chịu tác động của các tiêu chuẩn chứng nhận: sử dụng kháng sinh, đa dạng sinh học của sinh vật đáy, sử dụng hóa chất, lây truyền bệnh, những thuỷ sản nuôi lọt ra môi trường và những thuỷ sản nuôi xâm lấn, sự xen kẽ gen, việc sử dụng đất và nước, loại bỏ các thuỷ sản chết, ô nhiễm nước, kiểm soát các loại ăn thịt, xung đột giữa những người sử dụng…
Đối thoại cá Tra – Basa đầu tiên được tổ chức và tập trung vào Việt Nam, nơi chiếm tới 90% hoạt động nuôi cá Tra – Basa. Năm nay, dự tính Việt
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương LHQ (Food and Agriculture Organization of the United Nations – FAO), cá Tra – Basa được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Tổng sản phẩm toàn cầu của chúng đạt 10.000 tấn năm 1995 và đã tăng lên đến 440.000 tấn năm 2005.
Mục tiêu của WWF là đến cuối năm 2009 sẽ soạn thảo các tiêu chuẩn thú y cho 12 loài nuôi. Các đối thoại khác đang được thực hiện nhằm xây dựng tiêu chuẩn cho việc chứng nhận sản phẩm nuôi Cá hồi, Tôm, và Cá Rô phi và các loài nhuyễn thể khác.