Cục Cảnh sát Môi trường (C36 – Bộ Công an) phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện Công ty TNHH Sợi hóa học Thế kỷ mới Việt Nam (VN) (trụ sở tại Khu Công nghiệp Cái Lân, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) nhập khẩu hơn 107 tấn nhựa phế thải từ Hồng Kông, với tổng trị giá khoảng 52.000 USD. Theo kiểm tra của C36, lô hàng này không đúng như trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu là vỏ chai đựng nước uống tinh khiết và nước khoáng mà là vỏ chai nhựa có lẫn tạp chất được nhập qua cảng Cái Lân để tái chế.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Nguyễn Quốc Trung – Trưởng phòng Đấu tranh chống các hành vi hủy hoại xâm phạm TN-MT (phòng 3) – C36 cho biết: Ngay sau khi phát hiện vụ việc, C36 đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các ngành chức năng tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu; buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu không đảm bảo qui định của Luật Bảo vệ môi trường, phải tái xuất trở lại nước xuất khẩu, đồng thời xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm. Kết luận cụ thể về việc đây có phải là mặt hàng cấm nhập khẩu hay không, hiện đang chờ kết quả giám định của C36 từ mẫu những chai nhựa và tạp chất kể trên.
Qua vụ việc Công ty TNHH Sợi hóa học Thế kỷ mới VN nhập khẩu 107 tấn nhựa phế thải vào VN, Trung tá đánh giá thế nào về tình hình nhập khẩu phế liệu hiện nay ở nước ta ?
– Gần đây, không chỉ có phế liệu không bảo đảm quy định về BVMT mà cả rác thải sinh hoạt cũng được nhập về Việt
Trước đây, phòng 3 chúng tôi cũng được giao nhiệm vụ điều tra việc nhập khẩu, tạm nhập trái phép ắc quy chì acid đã qua sử dụng vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng. Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, 3.562 container chứa ắc quy chì axit đã qua sử dụng được nhập vào nước ta dưới nhiều hình thức như chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, nhập khẩu dưới dạng hàng hóa thông thường. Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên, từ đầu năm 2007, lại rộ lên việc nhập khẩu ắcquy chì và bản cực ắcquy chì đã qua sử dụng vào cảng Hải Phòng.
Theo Trung tá, hình thức mà các doanh nghiệp thường áp dụng để đối phó với cơ quan chức năng là gì ?
– Qua công tác điều tra nắm tình hình, chúng tôi phát hiện phương thức, thủ đoạn mới của các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu chất thải nguy hại là: Các doanh nghiệp Việt Nam câu kết với các Công ty nước ngoài nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập rồi chuyển về Việt Nam để xuất sang một nước thứ ba. Khi bị phát hiện không đúng chủng loại hàng thì khai do bên bán hàng đã gửi nhầm hàng và đề nghị xin được chuyển giúp cho một Công ty khác cũng vẫn là địa chỉ đó ở nước thứ ba. Có bằng chứng cho thấy các công ty xuất khẩu ở nước ngoài là “công ty ma”, giả mạo giấy chứng nhận cho phép nhập khẩu phế liệu, chất thải của cơ quan bảo vệ môi trường có thẩm quyền của nước ngoài để yêu cầu tái xuất sang nước đó.
Ngoài những vi phạm về nhập khẩu phế liệu, VN còn phải “hứng chịu” những hình thức vận chuyển xuyên quốc gia nào làm ảnh hưởng đến môi trường sống nữa, thưa Trung tá ?
– Một vấn đề cũng đang làm đau đầu các nhà quản lý là tình hình tội phạm buôn lậu động, thực vật hoang dã xuyên quốc gia đang có chiều hướng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, phương tiện hoạt động hiện đại hơn. Vừa qua, lực lượng Công an và các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng chục vụ buôn bán động vật hoang dã, nhập lậu ngà voi, sừng tê giác… điều đó chứng tỏ tội phạm về môi trường không từ một thủ đoạn nào để đạt được lợi ích cá nhân của chúng.
Cơ quan chức năng có thể áp dụng những điều, khoản nào để xử lý những vi phạm về nhập khẩu, thưa Trung tá ?
– Việc nhập khẩu các chất thải không những vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường nước ta mà còn vi phạm các điều khoản của Công ước Basel năm 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới và tiêu hủy các chất độc hại mà Việt Nam là một thành viên tham gia. Hội nhập quốc tế theo nghĩa đầy đủ nhất chính là việc phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định chung của quốc tế, các công ước quốc tế mà Việt
Xin trân trọng cảm ơn Trung tá.