Một nhóm nghiên cứu thuộc phòng Công nghệ Tế bào Thực vật – Viện Sinh học Nhiệt đới (TP.HCM) đang thử nghiệm trồng cây dầu mè để sản xuất nhiên liệu sinh học. Mỗi ha trồng cây dầu mè có thể chế biến thành 2.500 – 3.000 lít dầu biodiesel/năm.
Đề tài nghiên cứu nói trên đã được công bố vào ngày 26/09.
Sau khi tiến hành trồng thử nghiệm trên tỉnh Bình Phước, nhóm nghiên cứu nhận thấy cây dầu mè (Jatropha curcas L.) là một loại cây năng lượng sinh học có triển vọng ở Việt
Việt
Hàm lượng dầu của hạt dầu mè khoảng 35 – 40%, nên năng suất cho dầu của cây rất cao, từ 2.500 – 3.000 lít dầu biodiesel/ha/năm.
Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ sản xuất biodiesel sau khi ép dầu từ hạt cây dầu mè tương đối đơn giản. Các hóa chất như methanol và potassium hydroxyde là hai hóa chất cơ bản để sản xuất biodiesel từ dầu mè có thể mua ở thị trường dễ dàng và rẻ tiền.
Loài cây này chịu hạn tốt, có thể trồng cả trên những vùng đất cằn cỗi, đất cát ven biển, ven đường, đất bờ kênh ven suối. Ngoài ra, cây bảo vệ đất tốt và chống xói mòn trên đất dốc. Đây là cây bụi lưu niên, trồng một lần có thể sống từ 30 – 40 năm.
Bã ép từ hạt dầu mè là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vì có chứa hàm lượng protein và một số hợp chất phòng trừ sâu bệnh.
Cây dầu mè có tên khoa học là Jatropha curcas L., có nguồn gốc từ châu Phi, Bắc Mỹ và vùng biển Caribê. Cây có dạng thân bụi, sống lưu niên, có thể cao tới 5m, nhưng trong sản xuất thường để chiều cao không quá 2m cho tiện việc thu hái.
Cây dầu mè có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom cành. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0 – 500m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa từ 300mm/năm trở lên. Quả có ba ngăn trong chứa hạt hình oval, màu đen, kích thước 2×1cm, khi phơi khô có thể lấy hạt ra dễ dàng.