Bức xạ từ mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại, từ ánh sáng thông thường đến các tia tử ngoại. Trong đó các tia UV-B và UV-C rất có hại đối với sự sống trên trái đất, nhưng rất may là các tia này bị các loại khí hấp thu trước khi đến được mặt đất.
Khoa học đã cho thấy các tia bức xạ có hại tác động đến nhiều mặt của sự sống trên trái đất: tác động đối với sức khỏe con người. Sự gia tăng bức xạ tử ngoại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trước hết, bức xạ tử ngoại tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, là các tế bào da. Nhiều bệnh sẽ phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Tăng bức xạ tử ngoại UV-B sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu ozone tầng bình lưu giảm 1%, số người mắc bệnh ung thư da sẽ tăng 2%. Sự suy giảm tầng ozone còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.
Tác động đối với cây trồng:
Quá trình phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào tia tử ngoại. Tăng tia tử ngoại UV-B có thể tác động các vi sinh vật trong đất và làm giảm năng suất lúa. Năng suất của một số loại cây trồng khác cũng sẽ bị giảm. Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, nhưng tăng UV-B cũng có thể tác động sự thay đổi thành phần của các loài, làm thay đổi đa dạng sinh học của các hệ sinh thái, một số loài có thể bị suy thoái.
Tác động đến hệ sinh thái nước:
Chúng ta biết hơn 30% lượng đạm động vật cung cấp cho con người được lấy từ biển nên bất kỳ sự thay đổi nào của lượng UV-B cũng ảnh hưởng sự phát triển của hệ sinh thái biển. Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du, nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Một số nghiên cứu cho thấy ozone suy giảm tới 6-9% sản lượng cá. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều sinh vật khác, chủ yếu là giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài.
Tác động đến chất lượng không khí:
Suy giảm tầng ozone làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển. Bức xạ tử ngoại UV-B kích thích tạo thành các phân tử có tác động hóa học mạnh, nhanh chóng tác dụng với các chất khác tạo thành các chất ô nhiễm mới. Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B.
Tác động đến các loại vật liệu:
Tăng bức xạ tử ngoại sẽ có tác động đến các vật liệu chất dẻo và nhiều vật liệu khác. Tia UV tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm các vật liệu mất đi độ bền chắc.
Hậu quả xấu gây ra cho cuộc sống do suy giảm nghiêm trọng tầng ozone đã khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và thấy cần thiết phải có những hành động cụ thể bảo vệ tầng ozone.
Sau ba năm đàm phán căng thẳng dưới sự điều phối của UNEP, Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone đã được thông qua vào tháng 03/1985 tại Viên, Áo. Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng ozone. Nghị định thư mang tính lịch sử về các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS) được thông qua tại
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều chất thay thế đã được phát minh và đưa vào áp dụng, đồng thời nhằm đẩy nhanh tiến trình loại trừ sản xuất và sử dụng các chất ODS, Nghị định thư Montreal đã được sửa đổi bổ sung tại cuộc họp các bên: Luân Ðôn (1990), Cô-pen-ha-gen (1992), Montreal (1997) và Bắc Kinh (1999). Nghị định thư Montreal với các sửa đổi, bổ sung quy định: các nước phát triển loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC vào halon vào năm 1996, các chất HCFC vào năm 2020, trong khi các nước đang phát triển được ưu đãi sử dụng các chất CFC và halon đến năm 2010 và các chất HCFC đến năm 2040.
Năm 1992, các bên tham gia Nghị định thư
Tháng 01/1994, Việt