Các nước ở Tiểu vùng sông Mekông có tiềm năng trở thành những nhà sản xuất chính nhiên liệu sinh học, nhưng cũng có những trở ngại lớn cần phải vượt qua để đảm bảo cho sự thành công. Đó là giải quyết mối quan hệ giữa nhiên liệu sinh học với giảm tỷ lệ đói nghèo hiện nay.
“Sự quan tâm đặc biệt của thế giới đối với nhiên liệu sinh học có thể được mô tả như công cuộc săn tìm vàng của Thế kỷ 21,” ông Hiroyuki Konuma, Phó Giám đốc của FAO ở khu vực châu á Thái Bình Dương.
Trên toàn thế giới hiện có vào khoảng 14 triệu ha – khoảng 1% đất có thể trồng trọt trên thế giới – đang được dùng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Tỷ lệ này có thể sẽ tăng tới 3,5% trong tương lai gần.
Sự mở rộng diện tích cho sản xuất nhiên liệu sinh học nảy sinh mối lo ngại đối với sản xuất lương thực, mặc dù ngày càng phát triển nhiều công nghệ mới và hiệu quả hơn đối với cả việc phát triển nhiên liệu sinh học và sản xuất lương thực, ADB nhận xét như vậy.
Trong xu thế hướng đến nhiên liệu sinh học, FAO đang kêu gọi xây dựng các chính sách bảo vệ đất đai, nguồn nước và tài nguyên rừng và định hướng phát triển nhiên liệu sinh học một cách hợp lý.
“Đưa ra tầm quan trọng của năng lượng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo, những lựa chọn của khu vực cần có khả năng vừa tạo ra nguồn năng lượng mới vừa đảm bảo an ninh năng lượng. Tạo ra được các nền công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học trong Tiểu vùng sông Mêkông để tăng thu nhập và việc làm, giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khu vực”, ông Urooj Malik – Giám đốc Cơ quan Nông nghiệp, Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam á, ADB đã nói như vậy.
Nhiên liệu sinh học có khả năng bảo vệ an ninh năng lượng, môi trường bền vững và giảm đói nghèo trong nông nghiệp. Các nước Tiểu vùng sông Mêkông đã ký một chương trình điều phối những nỗ lực nhằm đẩy nhanh sự phát triển các công nghệ nhiên liệu sinh học, giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đóng góp tích cực đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu, giúp giảm nghèo ở nông thôn.