Được thành lập từ năm 1999, Công ty TNHH Sản xuất-Dịch vụ và Thương mại Môi Trường Xanh (GECO) là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải công nghiệp và chất thải y tế tại Việt Nam.
Với tốc độ phát triển hơn 7%/năm trong những năm gần đây, Việt
Theo các nhà chuyên môn, việc xử lý các chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường được thực hiện tương đối tốt. Đối với chất thải nguy hại hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp đã thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại, có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và năng lực để xử lý. Phần lớn các doanh nghiệp thực hiện chưa tốt, tình trạng rác thải nguy hại thu gom và xử lý chung với rác thải công nghiệp thông thường và sinh hoạt là rất phổ biến. Nhiều chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp không thực hiện nghiêm các cam kết trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước đây là Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường) phê duyệt, không đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung dẫn đến nước thải từ các khu công nghiệp thải vào song hồ. Nhiều khu công nghiệp không có khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời theo quy định trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.
Một mô hình hay
GECO hiện có mạng lưới nhà máy trên toàn quốc với nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến, phù hợp cho việc xử lý nhiều loại chất thải công nghiệp và chất thải y tế tại Việt
Ông Trần Tuấn Hùng – Phó Giám đốc Công ty GECO cho biết: “Với năng lực xử lý hiện nay, Công ty có thể xử lý được hầu hết các loại chất thải hiện có trên thị trường, trừ những chất thải có tính phóng xạ, hoặc dioxin. Đầu ra của quá trình xử lý cơ bản gồm khí thải và tro. Khí thải phải đạt TCVN. Tro được xử lý bằng biện pháp block. Hệ thống xử lý nước thải cũng đạt tiêu chuẩn nước thải của Việt
Thời gian qua, việc xử lý chất thải rắn dùng công nghệ chôn lấp là chính, tái chế ước tính chỉ được 10 – 12%, hầu hết là các họat động tự phát do các cơ sở tư nhân và hộ kinh doanh ở các làng nghề thực hiện. Công nghệ chôn lấp và việc tái chế tự phát không đảm bảo tối ưu trong công tác bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Hoài Khanh – Trưởng Phòng quản lý môi trường (Sở Tài nguyên – Môi trường Hải Dương) cho biết: “Trước đây, các doanh nghiệp lưu giữ lại rác hoặc là thuê đơn vị nào đó tự chôn lấp. Chính vì thế, ở Hải Dương thường xuyên xảy ra tình trạng rác thải bị đổ ra giữa đường, những bãi đất trống… Chủ trương của Hải Dương là khuyến khích các doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại. Đến bây giờ, tất cả hoạt động của GECO xử lý chất thải độc hại đều được các cơ quan Nhà nước kiểm tra và đạt tiêu chuẩn phá thải. Chúng tôi thường xuyên kiểm tra từng lô, mẻ, từng danh mục chất thải và giám sát chặt chẽ từng nhà đốt của GECO”.
Mấy năm trước đây, khu vực sản xuất của Công ty TNHH sản xuất ván sàn Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài (khu công nghiệp Nam Sách) là một trong những điểm nóng về môi trường ở Hải Dương. Từ khi GECO đi vào hoạt động và Công ty TNHH sản xuất ván sàn Việt Nam trở thành khách hàng thường xuyên, thì vấn đề môi trường đã được giải quyết triệt để. Ông Nguyễn Công Thành- Cán bộ phụ trách môi trường của Công ty cho biết: “Quá trình sản xuất, kinh doanh, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý rác thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn. Công ty Môi trường Xanh ra đời đã đáp ứng phần nào mong mỏi của chúng tôi trong xử lý chất thải rắn. Rác thải của chúng tôi chủ yếu là hoá chất thu hồi như cặn keo, chất hữu cơ khó phân huỷ. Ngay từ đầu chúng tôi đã lựa chọn đối tác này về mặt hồ sơ, giá cả và dịch vụ. Chúng tôi cảm thấy rất hài lòng, yên tâm với những chất thải được uỷ thác do Công ty Môi trường Xanh xử lý”.
Nhưng còn nhiều khó khăn…
Với lượng khách hàng ngày một tăng, tại Hải Dương, GECO quyết định nâng công suất hoạt động của nhà máy lên trên 150 tấn/tháng; xử lý nước thải lên 10 mét khối/giờ. Còn tại Bình Dương, một nhà máy với công suất gấp đôi GECO Hải Dương cũng đã đi vào hoạt động từ tháng 8/2007. Có thể nói, công nhân của GECO ở tất cả các nhà máy đều “làm không hết việc”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đã nghiêm túc xử lý rác thải công nghiệp. Ông Trần Tuấn Hùng than phiền: “Thực ra, hiện nay với lượng khách hàng chúng tôi có và lượng khách hàng các công ty khác cùng ngành nghề của chúng tôi có thì thấy rằng, số doanh nghiệp cam kết tuân thủ Luật Môi trường Việt
Giải thích tình trạng này, ông Nguyễn Hoài Khanh cho rằng, các doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ý nghĩa của việc xử lý rác thải. Thứ nữa là chế tài chưa đủ mạnh để các doanh nghiệp tự nguyện đưa các chất thải vào xử lý sau khi đã hưởng lợi nhuận. Bên cạnh đó, năng lực quản lý của địa phương chưa đủ tầm để kiểm soát các doanh nghiệp nên họ có thể lợi dụng, lựa chọn… làm sao tránh được sự quản lý. Ông Nguyễn Hoài Khanh nói: “Xử lý rác thải rất tốn kém. Nếu không xử lý ban đầu mà phải xử lý lại thì tốn kém gấp trăm nghìn lần. Doanh nghiệp trong nước đồng vốn có hạn, chi phí cho đầu tư sản xuất đã chiếm dụng khá nhiều vốn. Nếu tập trung cho xử lý rác thải thì phải ít nhất là 20% trong tổng đầu tư dự án mới. Vì thế họ cố gắng làm sao để hoãn binh, kéo dài, nếu không phải làm thì càng tốt”.
Chia sẻ một khó khăn nữa từ vị trí của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Thành nói: “Hiện nay, cùng với việc đầu tư cho các khu công nghiệp thì việc đầu tư cho các nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được chú trọng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn trong công nghệ, đạt tiêu chuẩn hồ sơ…”.
Một giải pháp được ông Nguyễn Hoài Khanh đưa ra trong thời gian tới để giải quyết tốt hoạt động xử lý rác thải rắn, nguy hại là nâng cao nhận thức và có chế tài xử lý với các doanh nghiệp vi phạm.