Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Nai đã xác định được loài cá ăn thịt hung dữ xuất hiện tại lòng hồ Trị An trong thời gian qua là cá hoàng đế và cá chim trắng. Cả hai loại cá này đều có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ. Nguyên nhân là do một số hộ dân thả nuôi cá ở trong lòng hồ Trị An nhưng đã để cá tràn ra khỏi bè.
Theo điều tra của Chi cục Thủy sản, từ năm 1995 đến 1996, ông Trần Đại Nghĩa (ngụ tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã mang 5 cặp cá hoàng đế bố mẹ mua tại một cửa hàng bán cá cảnh về ương nuôi tại bè cá khu vực eo Mã Đà, thuộc lòng hồ Trị An. Mỗi đợt ông Nghĩa cho cá đẻ được khoảng 1.000 cá giống. Nhưng đến năm 2002, khi thị trường không ưa chuộng loài cá này nữa, ông đã ngưng nhân giống.
Cũng trong thời gian này, ông Nghĩa có đem thả một số cá hoàng đế xuống hồ Trị An. Một thời gian sau, trong các mẻ lưới đánh bắt cá của người dân đã xuất hiện cá hoàng đế dính vào lưới. Vài năm trở lại đây, mật độ cá hoàng đế tại hồ Trị An xuất hiện ngày càng dày đặc. Theo ghi nhận, cá hoàng đế lớn nhất mà người dân đánh bắt được tại thời điểm hiện nay nặng khoảng 1 kg và chiều dài đạt khoảng 20cm.
Theo các nhà khoa học, cá hoàng đế là loài cá ăn thịt rất hung dữ, chúng ăn các loài thức ăn tươi sống, đồng thời cũng là loài ăn tạp, khi đói chúng có thể ăn bất cứ sinh vật nào mà chúng bắt gặp.
Ngoài ra, đây cũng là loài cá sinh sản hữu tính, tốc độ sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ từ 2.000 đến 3.000 trứng. Nếu sống trong môi trường nhiệt độ thuận lợi và nguồn thức ăn dồi dào, cá hoàng đế có thể đạt đến chiều dài khoảng 60cm. Loài cá này được các nhà khoa học mô tả như một loài cá ăn thịt có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.
Đối với loài cá chim trắng, theo các nhà nghiên cứu, loài này không có khả năng tự sinh sản ở hồ Trị An, do đó khả năng nhân đàn là rất ít. Cá chim trắng cũng là loài ăn thịt hung dữ; nếu chúng phát triển thành bầy đàn với lượng cá thể lớn thì hệ thủy sinh nơi chúng sinh sống có thể bị tiêu diệt.
Theo Chi Cục thủy sản Đồng Nai, sở dĩ cá chim trắng bị phát tán ra ngoài là do người dân nuôi cá thương phẩm trong các ao, hồ, nhưng cá thoát ra môi trường bên ngoài do mưa lũ.
Ngoài hai loài cá trên, hiện nay tại lòng hồ Trị An còn xuất hiện loài cá lau kính (loài cá này người nuôi cá cảnh thường thả trong các bể cá để chúng dọn sạch môi trường bể nuôi). Mặc dù không phải là loài cá ăn thịt, nhưng môi trường nơi cá lau kính sinh sống sẽ không có loài sinh vật nào. Do đó, sự xuất hiện của loài cá này cũng là nguy cơ cảnh báo mất cân bằng hệ sinh thái.
Qua điều tra, tất cả những loài cá nêu trên sở dĩ xuất hiện ở Việt