ThienNhien.Net – Trong vòng 2 thập kỷ qua, ngành du lịch thăm quan động vật hoang dã, mà đặc biệt là các loài linh trưởng, không chỉ đơn giản là phương pháp bảo tồn mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế ở những quốc gia “sở hữu” những loài này. Loại hình du lịch này đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi như Trung Quốc, Borneo, Uganda, Rwanda, Bắc Sumatra, Madagascar, Gabon, và Trung Mỹ. Nhưng sau nhiều nghiên cứu trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã tìm ra những mặt trái của loại hình du lịch này, ảnh hưởng trực tiếp đến các loại linh trưởng và cả môi trường.
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đã chỉ ra rằng, một số thói quen của khách du lịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới những loài linh trưởng và có thể gây ra cái chết cho những con khỉ con.
Nghiên cứu được thực hiện trong 19 năm qua, với chủ đề: “Ngành du lịch dựa vào các loài linh trưởng đã tạo ra những hạn chế và rủi ro cho loài khỉ Tây Tạng ở núi Hoàng Sơn, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc” đã củng cố thêm cho những phát hiện của các nhà nghiên cứu trước đây rằng một số dạng du lịch tham quan động vật hoang dã phản tác dụng, trái mong đợi bởi chúng dẫn đến việc truyền dịch bệnh, phá hủy tập tính xã hội và thực tế làm tăng nguy cơ phá hoại nơi ở của động vật.
Có hai kết luận đã được các tác giả đưa ra: Thứ nhất, các cá thể chết non là chỉ thị hữu ích cho thấy tác động của ngành du lịch dựa vào linh trưởng lên các loài linh trưởng. Thứ hai, thói quen dự trữ thức ăn trong những khu vực nhất định để làm tăng cơ hội cho khách du lịch có thể nhìn thấy chúng là không thích hợp đối với việc quản lý các loài linh trưởng.
Giống như hầu hết các loài linh trưởng thuộc nhóm “ngành du lịch”, loài khỉ Tibetan tại núi Huangshan chịu tác động của nhiều hành động khác nhau, mà theo Berman nó liên quan tới việc tái phân bố của chúng tại những khu vực mới gần với tự nhiên, có thể cung cấp cho chúng những điều kiện thông thường như một nơi ở cố định.
Đội nghiên cứu đã tiến hành theo dõi các loài khỉ trong vòng 6 năm trước khi chúng được sử dụng để tham gia vào các hoạt động du lịch ( từ năm1986 đến 1991), và 12 năm suốt quá trình chúng “hoạt động” trong ngành du lich (1992-2002 và 2004) và 1 năm (2003) khi các hoạt động của ngành du lịch có liên quan đến động vật hoang dã bị cấm.
Theo Berman, tỷ lệ tử vong của khỉ sơ sinh gần như bằng 0 trong 6 năm trước khi có sự quản lý. Đồng thời, Berman cũng nhấn mạnh rằng tỷ lệ này khá cao đối với khỉ con (xảy ra vào năm 1988 với một nhóm khỉ) khi dịch bệnh tràn qua và đã giết chết 4/6 con khỉ con.
Tỷ lệ này tăng 20% vào năm 1992 khi nhóm này buộc phải di chuyển chỗ ở. Trong suốt những năm bị quản lý, (1992- 2002 và 2004), tỷ lệ này dao động đáng kể, nhưng đạt 2 cao điểm vào năm 1994,khi mà ngành du lịch cùng những hạn chế về phạm vi phân bố của các loài linh trưởng bắt đầu, Và sang đến năm 2002 thì phạm vi phân bố của chúng bị hạn chế đến tối đa. Tỷ lệ này giảm đáng kể trong năm 2003, khi việc quản lý tạm thời bị cấm.
Tổng tỷ lệ tử vong của khỉ sơ sinh trong suốt những năm bị quản lý là 54.6 %, cao hơn đáng kể so với mức 14.8% là tỷ lệ tỷ vong lúc trước khi có sự quản lý.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng tỷ lệ tử vong của khỉ sơ sinh có liên quan tới sự xâm lược của những con trưởng thành đối với những con nhỏ trong các trân chiến đấu giữa những con trưởng thành tại khu vực bảo tồn. Và những hành vi hiếu chiến đó liên quan tới sự hạn chế phân bố (mâu thuẫn, nhất quán, gay gắt) ở những khoảng thời gian khác nhau trong giai đoạn quan sát.
Nó cũng chỉ ra rằng, hầu hết các khỉ con bị thương nặng trước khi chết (trong khi bị quản lý). Trước năm 1992 thì không có trường hợp tương tự nào xảy ra đối với lũ khỉ con (năm 1992 – là năm đánh dấu việc quản lý các loài linh trưởng để phục vụ du lịch)
Tỷ lệ tử vong này trong những năm quản lý cao hơn đáng kể so vơi những năm trước khi quản lý và năm cấm quản lý, Berman đã nói như vậy và đồng thời cũng chỉ ra rằng các loài khỉ chịu sự phân bố hạn chế sống trong điều kiện chuồng trại hay bán hoang dã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thức ăn được cung cấp và có lẽ chúng sẽ cạnh tranh nhiều hơn để có được thức ăn đó. Sau khi việc quản lý bắt đầu, chúng tôi tiến hành quan sát những cuộc tấn công nguy hiểm của những con khỉ lớn đối với khỉ con ngay trước khi chúng bị phát hiện là đã chết và một tỷ lệ lớn các tử thi đã bị thương.
Thông thường, những con khỉ con sẽ bị thương sau khi có ”ẩu đả” giữa những con trưởng thành với nhau trong khu vực bảo tồn nơi khách có thể du lịch thăm quan.Tỷ lệ về những cuộc chiến giữa những con trưởng thành trong khu vực bảo tồn luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong của các con khỉ con.
“Chúng ta không chứng kiến cảnh những con lớn tấn công các con khỉ con, nhưng chúng ta không có lý do gì để nghĩ rằng những vết thương của con con do bị tấn công bởi khách du lịch hay những nhân viên chăm sóc, hoặc bị bắt giữ, ăn thịt hay bị xô xát giữa những con con với nhau” Berman nói.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra một vài giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố nhất định tới tỷ lệ tử vong khỉ sơ sinh. Trong số những nhân tố đó, số lượng khách du lịch, mức độ giới hạn sự phân bố, những thay đổi nhân khẩu rồi những thay đổi đối với các con đực – đều là các tác nhân có hại cho khỉ con.
Qua quá trình nghiên cứu thì các nhà khoa học đã phát hiện ra mức giới hạn phân bố gây ra 54% sự biến dị trong cái chết của khỉ con. Đồng thời, họ càng làm sáng rõ hơn những nghi ngờ về mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong của khỉ con với sự gây hấn hơn là các nhân tố khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ cuộc ẩu chiến giữa những con cái với con cái, con đực với con đực và con cái với con đực , tất cả đều tăng một cách đáng kể khi chúng sống trong khu bảo tồn so với khi chúng ở trong rừng, xa với khu vực bảo tồn. Đồng thời, có mối tương quan mạnh mẽ giữa tỷ lệ tử vong cao của con con so với cả tỷ lệ xô xát, ẩu đả của các con trưởng thành và mức độ giới hạn sự phân bố.
Các phân tích cũng cho thấy rằng tỷ lệ xô xát ở khu vực bảo tồn thấp hơn đáng kể so với trước khi di chuyển chỗ ở cho chúng và trong thời kỳ đầu của việc quản lý khi mà khách du lich còn ít và việc hạn chế sự phân bố của chúng chưa thống nhất, thấp hơn khi khách du lịch tăng lên và mức độ giới hạn ở mức tối đa. Tỷ lệ xô xát cao hơn đáng kể trong năm 2002 ( khi sự phân bố của nhóm này bị hạn chế và kiểm soát khắt khe) hơn bất kỳ thời điểm nào khác.
Ngành du lịch dựa vào các loài linh trưởng đã được ca ngợi vì tiềm năng của nó có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn động vật và các lợi ích giáo dục, tài chính khác đối với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên hầu như chưa có nghiên cứu nào về tác động của nó đối với bản thân các loài linh trưởng, điều đó giải thích tại sao nhóm của Berman đã tiến hành nghiên cứu này.
Đồng thời, thông qua nghiên cứu của mình, những nhà khoa học này muốn tin rằng ngành du lịch dựa vào các loài linh trưởng đem lại lợi ích kinh tế cho con người và cả lợi ích cho công tác bảo tồn, nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng những hành vi thực tế phục vụ mục đích này lại đang đi ngược lại mong đợi của nó.
Trước khi có nghiên cứu của Berman và các đồng nghiệp, nhiều nhà sinh học bảo tồn động vật cũng đã nói rằng sự căng thẳng, sức ép gây ra do mối liên hệ giữa lượng khách tham quan đông đã có tác động không tổt tới hành vi và thói quen sinh học của các loài linh trưởng, và đôi khi dẫn đến kết quả là chúng sợ hãi, tìm cách lẩn tránh khỏi những khu vực có khách du lịch.
Nếu khu vực sống của chúng có mật độ cá thể loài dày và liên tiếp xảy ra những cuộc chiến, những vụ ẩu đả thì sẽ làm thay đổi thói quen sinh hoạt và hoạt động hằng ngày của chúng. Ngược lại điều này có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ con mồi, mối quan hệ giữa các nhóm và sự phát triển xã hội.
Hơn thế, các loại bệnh dịch có thể bùng phát và lan rộng do nguy cơ truyền nhiễm bệnh giữa khỉ/ vượn và con người. Ngoài tác động của các hoạt động du lịch dựa vào động vật hoang dã (điển hình là linh trưởng) lên chúng chẳng hạn như làm chết khỉ con, lan truyền dịch bệnh, làm biến đổi tập quán sinh hoạt và đời sống của chúng thì các hoạt động này còn gây phá hoại môi trường sống do những nhu cầu của khách du lịch (nhà nghỉ, thức ăn…ngay trong môi trường sống bình thường của các loài linh trưởng ).