Tràm Chim-Đồng Tháp thoả mãn được 7 trong 9 tiêu chuẩn của công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước. Đây là một trong 8 vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam, sinh cảnh độc nhất vô nhị ở bán đảo Đông Dương.
Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích 7.588 ha, là mảnh còn sót lại lớn nhất với sinh cảnh độc nhất vô nhị ở Đông Dương. Tràm Chim có sự đa dạng về loại đất, đại diện cho Đồng Tháp Mười. Đồng thời, đây là một trong 8 vùng chim quan trọng nhất của Việt
Tràm Chim có 32 loài chim có giá trị bảo tồn, 12 loài trong Sách Đỏ Việt Nam đang được bảo tồn như: ngan cánh trắng, diều mào, diều lửa, cú lợn lưng nâu, đại bàng đen, chích choè lửa, rồng rộc vàng….
Tràm Chim là nơi duy trì sự đa dạng sinh học cho cả vùng Đồng Tháp Mười. Các loài động – thực vật tại đây gồm 231 loài chim, 191 loài thực vật. Gần 3.000 ha tràm và 1.000 ha lúa ma, sen, súng, cỏ năn… đang được bảo vệ tại đây.
Ngoài ra, 7 loài chim phụ thuộc hoàn toàn vào sinh cảnh của Tràm Chim như: ô tác (hay còn gọi là công đất, công sấm), chim mèo, chim dẽ giun, cò ngàng nhỡ, ưng xám, bói cá nhỏ, cun cút
Ngoài ra, hồi tháng 06/2007, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wildlife Fund – WWF) đã tiến hành khảo sát và phát hiện Tràm Chim hiện có 101 loài cá, chiếm 1/4 số loài cá ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sắp tới, vào ngày 6/9, Cục Bảo vệ Môi trường sẽ tổ chức hội thảo để xem xét việc đưa Tràm Chim trở thành điểm Ramsar thứ 3 của Việt Nam.
Công ước quốc tế Ramsar là “công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước” được ký vào năm 1971 tại Ramsar –