ThienNhien.Net – Nhờ công nghệ phân tích ADN, các nhà khoa học có thể xác định được động vật có nguồn gốc hoang dã. Mặt khác, bằng cách phân định rõ sự khác nhau của cấu trúc gen, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về động vật hoang dã có thể thiết lập được ranh giới địa lý và xác định mô hình di trú của chúng. Công nghệ này đem lại nhiều kỳ vọng trong công tác quản lý và bảo tồn.
Tháng 03/2007, nhận được tin báo, ba cán bộ kiểm lâm đã đột kích vào 3 ngôi nhà ở Gemas, NegriSembilan (Malaysia). Họ đã tịch thu tại chỗ những tảng thịt động vật hoang dã vừa được xẻ và chiếc dao quắm.
Ngay lập tức tang vật được đưa đến các phòng thí nghiệm hóa học ở Petaling Jaya. Vài tuần sau, kết quả phân tích ADN đã chứng minh cho những nghi ngờ của các quan chức này là đúng: Mẫu thịt và máu là của loài hươu.
Cục Bảo tồn Động vật hoang dã và Vườn quốc gia (Perhilitan) chỉ cho phép săn bắn loài động vật móng guốc này vào mùa săn bắn tháng 11. Vì vậy ba người đàn ông này đã bị truy tố vì tội săn bắn trái phép.
Đây là lần đầu tiên Cục bảo tồn động vật hoang dã và vườn quốc gia Negri Sembilan sử dụng kết quả phân tích ADN cho một vụ kiện. Ông giám đốc Jamalun Nasir Ibrahim tiết lộ “Bác sỹ thú y của Cục cũng có thể xác nhận bằng cách thông thường những mẩu thịt đó là của một con hươu, nhưng những kết quả phân tích ADN sẽ là bằng chứng không thể chối cãi trong phiên tòa”.
Kỹ thuật phân tích ADN là phương pháp mới giúp các quan chức bảo tồn động vật hoang dã khám phá nhiều tội ác như săn bắn trộm, mua bán trái phép những loài đang bị đe dọa cũng như bán và sử dụng thịt và các sản phẩm từ thịt của chúng.
Trước đây người khởi kiện với bằng chứng là một miếng thịt đã bị cắt và phương pháp phân tích quang điện phức tạp cũng chỉ có thể nói rằng đây là thịt của một loài động vật mà không thể xác định cụ thể tên loài. Giờ đây điều này hoàn toàn có thể với phương pháp phân tích ADN.
“Trong những trường hợp săn bắn trộm thì kết quả phân tích từ những vết máu để lại cũng có thể cho biết đó là của loài động vật nào”, tiến sỹ Noor Zaleha Awang Saleh, Trưởng bộ môn công nghệ sinh học của Phòng Hóa học cho biết.
Bà cũng cho biết rằng công nghệ phân tích ADN giúp phân biệt nguồn gốc những mẫu vật trông giống nhau, ví dụ thịt hươu được bán thì giống như là thịt lợn và sừng trâu thì cũng trông giống như là ngà voi.
Một trong số những ứng dụng thành công nhất của công nghệ phân tích ADN trong công tác bảo tồn động vật hoang dã là cuộc thử nghiệm trên 58 cá thể tinh tinh nuôi nhốt ở Malaysia vào năm 2004. Nghi vấn về nguồn gốc bất hợp pháp của một số con tinh tinh đã được khẳng định khi kết quả phân tích ADN cho thấy sáu con ở Khu nghỉ mát A’ Formasa và một con ở vườn thú Johor thuộc loài tinh tinh Sumatra – loài bị cấm buôn bán theo Công ước quốc tế về buôn bán những những loài nguy cấp (CITES)
Một ứng dụng quan trọng khác của công nghệ mô tả gen là xác định nguồn gốc. Ứng dụng này rất cần thiết trong trường hợp chỉ có những động vật nuôi được phép buôn bán trong khi động vật có nguồn gốc tự nhiên bị cấm , ví dụ như loài cá cảnh Arowana.
Xác minh mẫu động vật hoang dã
Tất cả những phần thân thể của động vật như da, lông, xương, răng, sừng, thường xuyên là những mẫu mô và máu được đưa đến nơi cuối cùng là Phòng thí nghiệm hóa học.
Nhà khoa học Mohd Farouk Mohd Yusof và những đồng sự của ông đang trợ giúp Cục bảo tồn động vật hoang dã và vườn quốc gia trong một vài trường hợp khó khăn. Ví dụ như họ phải cố gắng để xác định nguồn gốc từ một mẩu mỏ chim của loài hồng hoàng được bảo vệ nghiêm ngặt, tịch thu được từ một tay săn trộm, hoặc từ mẩu sừng thu giữ tại nhà một tay săn trộm khác đang chờ xác nhận là của một con hươu.
Những mẫu lông, da hoặc máu của động vật thu được từ hiện trường có thể được sử dụng làm bằng chứng kết tội những kẻ giết hại động vật. Tuy nhiên điều này vẫn chưa trở thành hiện thực vì công tác này mới chỉ đang bắt đầu.
Tất nhiên công nghệ phân tích ADN phải dựa vào một cơ sở dữ liệu nguồn gen đáng tin cậy của tất cả các loài động vật hoang dã. Để có được cơ sở dữ liệu này Cục bảo tồn động vật hoang dã và vườn quốc gia đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Phòng Hóa học từ năm 2004. Đến bây giờ, đã có mẫu ADN của 34 loài, bao gồm hổ, voi, heo vòi, cá sấu Malaysia, culi, linh trưởng, chim, mèo rừng, nai và rắn.
Một khi cơ sở dữ liệu này hoàn thành, triển vọng ứng dụng là vô tận. Ví dụ, công nghệ gen đã chứng minh được tính hữu ích trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã. Thông qua phân tích ADN, các nhà khoa học có thể nhận ra được những đặc tính khác nhau giữa những loài giống nhau khi nhìn bằng mắt thường.
Trong tháng 03/2007, các nhà nghiên cứu ở Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ đã tuyên bố loài báo đen ở Borneo và Sumatra không giống với một loài báo sinh sống trong lục địa vùng Đông Nam Á mà từ lâu người ta coi là một. Kiểm tra ADN cho thấy có đến 40 điểm khác nhau giữa hai loài báo này.
Tương tự như vậy vào năm 2003, loài voi ở
Trong trường hợp loài tinh tinh, chúng được xếp thành hai loài Sumatra (Pongo abelii) và
Bảo tồn loài
Bằng cách phân định rõ sự khác nhau của cấu trúc gen, các nhà khoa học động vật hoang dã có thể thiết lập được ranh giới địa lý và xác định mô hình di trú của chúng. Ông Mohd Farouk và những đồng sự đang phân tích những mẫu phân voi được cung cấp từ Cục Bảo tồn Động vật hoang dã và Vườn quốc gia với hy vọng sẽ biết được cụ thể số đàn, số cá thể mỗi đàn, và nguồn gốc địa lý của chúng.
Trong khi đó, những phân tích ADN trên dấu tích để lại của loài heo vòi lại mang đến một khám phá thú vị: có 2 nhóm heo vòi với đặc tính gen khác nhau ở
Ông Mohd Farouk nhận xét:“Chúng ta cần nhiều mẫu thử nghiệm hơn để xác định mức độ khác nhau. Chúng ta cũng cần biết những mẫu đó đến từ đâu để có thể xác định khả năng biến đổi gen do sự cách biệt về mặt địa lý” Cục Bảo tồn Động vật hoang dã và Vườn quốc gia cũng đang lập hồ sơ ADN cho loài cá sấu
Việc xác minh ADN càng quan trọng hơn khi tình trạng buôn bán bất hợp pháp nhiều loài động vật hoang dã như tê tê, rắn, rùa và thằn lằn ngày càng gia tăng. Những câu hỏi trong thời gian dài chưa có lời giải đáp rằng những loài này bị bắt ở địa phương hay được vận chuyển từ Thái Lan, Indonesia, trung chuyển qua
Tuy nhiên việc này lại vượt quá phạm vi của một phân tích ADN thông thường. Do vậy Cục Bảo tồn Động vật hoang dã và Vườn quốc gia sẽ phải xây dựng một cơ sở dữ liệu nguồn gen từ những mẫu động vật thu được trên toàn lãnh thổ Malaysia và các nước láng giềng, sau đó họ có thể so sánh dựa vào cơ sở dữ liệu này. Ví dụ như gen của tê tê ở Perak thì không giống với những con khác ở Johor.
Những ứng dụng của phân tích ADN là vô tận và để hỗ trợ thêm cho dịch vụ hiện tại của Phòng Hóa học, Cục đã xây dựng ngân hàng gen động vật hoang dã cùng với các trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên để thực hiện những nghiên cứu về gen, cùng với một ngân hàng lưu trữ nguyên liệu gen. Sự kiện này thực sự đã mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho công tác quản lý và bảo tồn động vật hoang dã.
ADN là gì ? ADN, viết tắt của Axít Deoxyribonucleic, là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. |