ThienNhien.Net – Cá heo sông Mê Kông, còn gọi là cá heo nước ngọt Irrawaddy, là một loài thú đặc biệt và quý hiếm, hiện chỉ còn khoảng 150 con với tỉ lệ tử vong 14-18 con/năm. Do chịu nhiều tác động của con người, chủ yếu là hoạt động đánh bắt cá, loài cá này ngày càng thu hẹp khu vực phân bố, nay hầu như chỉ sinh sống trong phạm vi khoảng 190 km trên sông Mê Kông từ vùng Kratie (Campuchia) tới biên giới Campuchia-Lào.
Chương trình bảo tồn cá heo sông Mê Kông tại Cam-pu-chia – một dự án hợp tác giữa Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, Hiệp hội bảo tồn quốc tế, Cục quản lý thuỷ sản Cam-pu-chia và Tổ chức phát triển nông thôn Campuchia – vừa qua đã tiến hành khảo sát số lượng loài cá heo tại khu vực sông Irrawaddy. Công tác khảo sát này được tiến hành định kỳ , thường tháng tư và tháng năm hàng năm, khi mực nước sông Mekong ở mức thấp nhất và loài cá heo chỉ tập trung quanh một vùng nước có độ sâu khoảng chín mét.
Trong những năm trước,các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp đếm số lượng cá heo mà họ nhìn thấy, sau đó đưa ra dự đoán dựa trên số lần đếm được. Tuy nhiên, phương pháp này không phải luôn đem lại kết quả chính xác. Năm nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát mang tính kỹ thuật phức tạp hơn nhờ vào những bức ảnh nhận dạng. Những bức ảnh chụp từng con cá heo và hình ảnh phần sống lưng sẽ giúp các nhà nghiên cứu nhận dạng từng cá thể. Sau đó các nhà nghiên cứu áp dụng một phương trình toán học để ước tính số lượng loại cá heo.
Thêm vào đó, các chuyên gia cũng thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh để giám sát tỉ lệ tử vong, sự phân bố và tập tính sinh thái của loài này. Suốt mười ngày trong tháng tư vừa qua, đội thực hiện dự án đã tiến hành chụp những bức ảnh loài cá heo dọc theo sông Mê Kông từ Kratie tới biên giới Cam-pu-chia – Lào và quay ngược trở lại. Dưới thời tiết oi bức của đợt nắng nóng cao điểm trên một chiếc thuyền không mái che, đội thực hiện dự án đã phải làm việc hết sức vất vả. Nhưng chưa hết công việc của đội dự án dường như còn vất vả hơn rất nhiều khi quay trở lại làm việc tại văn phòng. Họ phải phân loại hang nghìn bức ảnh và sử dụng phần mềm Photoshop để làm rõ hình ảnh phần sống lưng của loài cá heo này giúp họ có thể nhận dạng được từng cá thể. Họ cũng đã tạo ra một kho dữ liệu để nhận dạng đặc điểm phần sóng lưng và có thể bắt được tín hiệu nơi cơ trú của loài cá này. Một cuộc khảo sát tiếp theo đó đã được tiến hành vào tháng 5,6, tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được ước tính chính xác số lượng loài cá heo.
Nhóm chuyên gia thực hiện dự án nhận định rằng để tăng tính hiệu quả của phương pháp mới này cần tíến hành các cuộc khảo sát tiếp theo và giám sát thường xuyên, kỹ lưỡng về tỉ lệ tử vong của cá heo, qua đó giúp mới có thể ước tính chính xác số lượng loài cá heo còn lại trong khu vực sông Mê Kông và vạch ra chiến lược bảo tồn loài cá heo này một cách hiệu quả.