Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt hành chính 20 triệu đồng đối với Bệnh viện Việt Đức do chưa chứng minh được hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Được biết, các chủ hàng đã khai nhận chuyển khoảng 300 tấn rác thải từ Bệnh viện Việt Đức từ năm 2002 đến nay.
Liên quan đến việc rác thải tại Bệnh viện Việt – Đức Hà Nội bị tuồn bán ra ngoài, ngày 29/08, TS Lý Ngọc Kính, Vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế) cho biết: “Nếu có việc chất thải bệnh viện bị bán ra ngoài thì rất nguy hiểm, bởi ở bệnh viện có những loại vi trùng, vi khuẩn nào thì các bệnh phẩm, dịch, máu đều mang theo. Quá trình vận chuyển các chất thải này rất dễ làm lây lan các mầm bệnh. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại ngay việc này”.
TS Kính cho biết thêm, theo quy định xử lý chất thải ban hành năm 1997, chất thải rắn nên đốt. Tuy nhiên, khuyến cáo này phù hợp với chất liệu thủy tinh. Còn hiện nay, phần lớn các dụng cụ y tế dùng 1 lần đều bằng nhựa, việc đốt cháy sẽ sinh ra dioxin, rất độc hại. Phương pháp mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo hiện nay là khử trùng để diệt hết mầm bệnh trong các chất thải này, sau đó đem đi nghiền, tái chế.
Tuy nhiên, kinh phí xây dựng quy trình khử trùng này rất tốn kém, chưa bệnh viện nào ở Việt
Hiện Bộ Y tế đang dự thảo quy định xử lý rác thải bệnh viện mới, đưa phương pháp này vào quy chế để làm hành lang pháp lý.
Theo quy định của Bộ Y tế, trung bình mỗi ngày đêm, một giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5kg rác thải, chất thải trong đó từ 10-15% là chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm, cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hoá chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt bỏ sau phẫu thuật.