Qua nghiên cứu và phân tích thống kê có hệ thống, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đã xác định một trường hợp cúm gia cầm H5N1 ở Indonesia trong năm 2006 là do truyền từ người sang người.
Theo hãng tin AFP, thông tin này được tiến sĩ Ira Longini và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Hoa Kỳ) công bố ngày 28/08/2007.
Theo các chuyên gia y tế, kể từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát từ năm 2003 cho đến nay, đã có 322 người nhiễm bệnh và 195 người tử vong. Hầu hết các ca bệnh trên là do nhiễm vi-rút H5N1 trực tiếp từ gia cầm.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đang được các chuyên gia xem xét cẩn thận, vì họ lo sợ rằng vi-rút H5N1 có khả năng biến đổi, truyền dễ dàng và trực tiếp từ người này sang người khác. Khi trường hợp đó xảy ra, thế giới sẽ phải đối mặt với một đại dịch cúm cực kỳ nguy hiểm.
Tiến sĩ Ira Longini và các cộng sự đã nghiên cứu hai trường hợp cúm H5N1 tiêu biểu nhất – trường hợp thứ nhất là 8 người trong một gia đình đã chết ở Sumatra trong năm ngoái, và trường hợp thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó 4 người tử vong trong số 8 người cùng một gia đình bị nhiễm vi-rút này.
Theo nhóm nghiên cứu, tháng 04/2006, tại Sumatra, một trong những hòn đảo ở Indonesia, một phụ nữ 37 tuổi – thường tiếp xúc với xác gia cầm và phân gà – đã truyền bệnh cúm H5N1 sang cho đứa cháu trai 10 tuổi, và bé trai này đã tiếp tục truyền sang cho cha của bé. Kết quả xét nghiệm DNA cho thấy rằng dòng vi-rút gây tử vong cho người cha rất giống với dòng vi-rút tìm thấy trong cơ thể bé trai đó.
Các nghiên cứu và phân tích trong thời gian qua đã giúp các chuyên gia xác định rằng trường hợp cúm H5N1 ở Sumatra nói trên là do truyền từ người sang người; tuy nhiên, họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm thêm bằng chứng.
Trong một báo cáo trên tạp chí Emerging Infectious Diseases (Các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện), nhóm nghiên cứu viết: “Chúng tôi đã có chứng cứ về việc lây nhiễm vi-rút H5N1 từ người sang người ở
“Nhưng điều đó không có nghĩa là không có việc lây lan từ người sang người ở mức độ thấp trong dịch bệnh đang diễn ra, mà chỉ do chúng tôi chưa tìm được chứng cứ về sự lây lan đó”.
Trong một báo cáo có liên quan, tiến sĩ Longini nói: “Trong trường hợp ở
Ông nhận xét một cách ví von rằng: “Với trường hợp ở
Theo AFP, tỉ lệ lây nhiễm thứ cấp, tức là truyền từ người này sang người khác, được nhóm nghiên cứu ước tính ở mức 20% – tương đương với mức lây nhiễm ước tính cho bệnh cúm gia cầm A theo mùa ở Mỹ. Trong khi đó, theo một bài viết trên tạp chí Science Daily, tỉ lệ này là 29%.
Qua nghiên cứu này, các chuyên gia cũng đã thiết kế được một phần mềm được gọi là TranStat, giúp các chuyên gia thực hiện nhanh việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu theo thời gian thực về sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm, từ đó có thể tiên liệu về diễn tiến tiếp theo của dịch bệnh.
Nhóm nghiên cứu sẽ cung cấp miễn phí phần mềm này trên trang web của Models of Infectious Disease Agent Study – MIDAS (Những mô hình nghiên cứu tác nhân bệnh truyền nhiễm) của Các Viện Y tế quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ.
Bà Elizabeth Halloran, thành viên nhóm nghiên cứu, phát biểu: “Điều then chốt để ngăn chặn hữu hiệu một dịch bệnh là phát hiện sớm, khống chế ngay và đẩy lùi dịch bệnh bằng liệu pháp chống vi-rút. Do đó, phần mềm này sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp các bác sĩ, nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống cúm gia cầm.