Thạc sĩ Lương Văn Dũng (khoa Sinh trường Đại học Đà Lạt) vừa phát hiện quần thể cổ thực vật Sồi ba cạnh (có thể sinh cùng thời với khủng long) tại các tiểu khu 90, 91 thuộc Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Loài cổ thực vật này có tên khoa học là Trigonobalanus verticillata Forman, thuộc chi Trigonobalanus – chi thực vật có mức độ tiến hóa thấp nhất trong các chi của họ Dẻ.
Sồi ba cạnh có những đặc điểm bên ngoài rất khác các loài cây cùng họ và sự tiếp cận của các nhà khoa học với loài này rất hãn hữu. Trên thế giới, Sồi ba cạnh mới được phát hiện ở
Trong vòng bán kính 50m tại một khu vực thuộc núi Hòn Giao ở độ cao trên 1.450m có gần 20 cây Sồi ba cạnh với chiều cao trung bình khoảng 20 m, đường kính từ 50 – 70cm.
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà còn có các loài cổ thực vật quý hiếm khác là Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá và Pơ mu, Sồi ba cạnh. Đây là nơi có tài nguyên sinh học đa dạng bậc nhất nước ta và là một trong 200 trung tâm chim đặc hữu của thế giới.