Phí dịch vụ môi trường

ThienNhien.Net – Phí dịch vụ môi trường (PES) được coi là công cụ mới để bảo tồn các khu rừng và cũng là phần thưởng cho những người nghèo vì đã góp phần tham gia quản lý môi trường. Tuy nhiên trong một bài viết mới công bố trên tạp chí Bảo tồn Sinh học, nhà khoa học Sven Wunder đã cảnh báo rằng việc thực hiện PES sẽ có thể tạo ra sự thoả hiệp giữa tính hiệu quả trong việc bảo tồn và sự công bằng.

Kế hoạch PES sẽ phải cho thấy đủ hiệu quả để cung cấp các lợi ích đồng thời cũng phải đủ công bằng để có thể đứng vững được về mặt chính trị. Một kế hoạch PES bao gồm một sự thoả thuận ngẫu nhiên và mang tính tình nguyện giữa người bán và người mua của một dịch vụ môi trường đã được xác định.
PES được thiết kế để làm cầu nối giữa lợi ích riêng của người chủ và lợi ích chung của các nhà đầu tư khác, bằng cách bồi thường cho người chủ khoản lợi nhuận có thể tính trước. Chẳng hạn như những người dưới xuôi được lợi từ việc sử dụng nước uống, năng lượng thuỷ điện hay việc kiểm soát lũ nên sẵn lòng chi trả cho những người trên miền ngược, nơi thượng nguồn các con sông để bảo tồn các khu rừng. Từ đó ta có thể kiểm soát sự xói mòn – mối đe doạ thường trực đối với các dịch vụ lợi ích trên.
Wunder cũng tiên đoán rằng những lợi ích có hiệu quả nhất của PES có thể xâm phạm tới ý thức về luật pháp của chúng ta, vì chúng nhắm tới những người tạo ra sự đe doạ cho môi trường.
Lẽ ra một cộng đồng sống hài hòa với các khu rừng nên được thưởng vì sự gương mẫu bảo vệ môi trường của mình. Tuy nhiên, thật không may những sự chi trả này không thể “mua” được thêm bất kì một sự bảo tồn nào khác, cũng không tạo ra thêm dịch vụ nào, và vì thế cộng đồng đó gặp khó khăn trong việc tìm người mua.
Ngược lại, đối với một người chăn gia súc đã từng phá rừng có thể thay đổi hành vi của anh ta, nếu sự chi trả hấp dẫn cho công việc chăm sóc rừng cao hơn lợi nhuận mà anh ta nhận được khi duy trì đồng cỏ. 
Wunder gợi ý rằng PES sẽ có khả năng thành công ở những nơi mà lợi nhuận từ các mục đích sử dụng đất thay thế thấp hơn. Những nơi mà rừng bị đe doạ bởi sự chuyển đổi sang nông trường để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao, ví dụ như đậu nành hay dầu cọ. Các động cơ thúc đẩy PES đủ để thực hiện việc bảo tồn một cách kinh tế sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn vốn đang có. 
 
Chi phí giao dịch cao có thể hạn chế khả năng đóng góp của PES đối với việc giảm nghèo. Wunder lưu ý rằng chi phí giao dịch là cao nhất khi nhiều các nhà đầu tư nhỏ tham gia, vốn không lớn trong khi chi phí cho sự cung cấp thông tin và dịch vụ cao. Dưới những điều kiện đó, ông gợi ý các nhà tài trợ nên trợ cấp lượng chi phí cao ban đầu của PES, như là chi phí chạy trên mỗi hecta. 
 
Sự phát hiện của Wunder rơi đúng vào lúc dư luận đang còn bàn cãi về sự thay đổi khí hậu hiện nay, về sự chi trả cho việc giảm thiểu chặt phá và suy thoái tài nguyên rừng. Trong khi những khoản chi trả này có vẻ như phục vụ cho mục đích của cả vấn đề khí hậu và bảo vệ các khu rừng, chúng đồng thời cho thấy sự lựa chọn khó khăn giữa tính hiệu quả và sự công bằng.
Tiêu chuẩn của người nhận PES không phải là một cộng đồng ôn hoà về môi trường, hoặc quá nghèo để có thể gây hại nhiều tới rừng. Mà đây là một cộng đồng người có đủ nguồn vốn để mua một cái cưa điện và dự định dùng nó. Như vậy có công bằng với bạn không?