Ngày 08/08/2007, các nhà di truyền học Nhật Bản chính thức công bố đã tạo ra heo nhân bản thuộc thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới – một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực nhân bản liên tiếp qua nhiều thế hệ.
Theo nhóm nghiên cứu, thành tựu này sẽ giúp các nhà khoa học rất nhiều trong nghiên cứu về y học cũng như các lĩnh vực khác.
Giáo sư Hiroshi Nagashimam, chuyên gia di truyền học thuộc Trường Đại học Meiji ở
Theo ông Nagashima, những nỗ lực trước đây để nhân bản heo qua nhiều thế hệ là một việc vô cùng phức tạp. Đó là bởi vì – theo cách nghĩ của nhiều nhà khoa học – chất liệu di truyền trong nhân của “tế bào của người/vật cho” (donor cell) có thể bị xuống cấp qua từng thế hệ.
Nhưng thành công mới này đã chứng minh rằng việc nhân bản liên tiếp qua nhiều thế hệ là một điều vẫn có thể thực hiện được mà không hề xảy ra hiện tượng xuống cấp của nhân tế bào. Trong trường hợp này, theo cách nói của nhóm nghiên cứu là việc tạo ra “một con vật được nhân bản từ một con vật đã được nhân bản từ một con vật đã được nhân bản từ một con vật”, tức 4 thế hệ cả thảy.
Tiến sĩ Akira Onishi, chuyên gia di truyền học của Hội đồng nghiên cứu Nông Lâm Ngư nghiệp của chính phủ Nhật, cho rằng chú heo mới này có khả năng là heo nhân bản thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới. Ông nói: “Hiện tôi chưa nghe bất cứ trường hợp nhân bản tương tự nào xảy ra cả”.
Là thành viên của nhóm nghiên cứu, ông Onishi hy vọng rằng thành tựu này có thể cung cấp thêm kinh nghiệm cho các nhà nghiên cứu khác về nhân bản.
Phát biểu với báo chí, ông nói: “Từ trước đến nay, tỉ lệ nhân bản thành công là tương đối thấp, dù được thực hiện ở bất cứ chủng loài nào. Các nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng cải thiện hiệu quả nhân bản, nhưng vẫn chưa đạt được một bước tiến thực sự nào. Vì thế, thành công của chúng tôi đã góp phần tích cực vào việc cải thiện đó”.
Trước đây, các nhà khoa học Mỹ đã nhân bản chuột đến thế hệ thứ 6. Nhưng ông Nagashimam cho rằng dự án của ông hữu ích hơn nhiều, bởi vì so với chuột, heo là loài vật gần gũi với con người hơn.
Theo ông, nếu nghiên cứu về nhân bản heo tiếp tục được đẩy mạnh, những cơ quan và tế bào của heo nhân bản có thể được sử dụng để cấy ghép cho con người để điều trị nhiều bệnh khác nhau – chẳng hạn như ghép tụy tạng của heo nhân bản cho bệnh nhân tiểu đường.