Cách thành phố Singapore khoảng 8km về phía nam, rộng 3,5km2, tổ hợp xử lý rác thải Semakau (trên quần đảo Pulau Semakau ngoài bờ biển Singapore) được xem là bãi rác sinh thái ngoài biển đầu tiên trên thế giới.
Tổ hợp bao gồm hai hòn đảo nhỏ kết nối với nhau, là bãi rác có 11 hố chứa rác, được phủ bằng chất dẻo và đất sét nhằm ngăn chặn các chất thải độc hại lan ra biển.
Chính quyền
Bãi rác xanh
Điểm khác biệt giữa nơi đây và các bãi rác khác là Semakau hoàn toàn sạch và không hề có mùi rác thải. Hai phần ba trong số lượng rác hằng ngày được chuyển về Semakau đều đã được qua xử lý tại lò đốt khiến khối lượng rác giảm đi chỉ còn khoảng 10%. Rác thải xây dựng cũng được xử lý trong khi các chất thải độc hại được bọc kỹ, do đó không thể thoát ra ngoài môi trường.
Xung quanh các hố rác là màu xanh mướt của cánh rừng đước. Không chỉ làm sạch môi trường, những cây đước còn có tác dụng như một chiếc nhiệt kế sinh học của đất đai trên đảo. Nếu chất thải độc hại từ rác chôn rò rỉ ra ngoài, các cây đước bị héo và chết. Trước đó, nhiều nhà khoa học không tin rằng chúng có thể sống nổi trong khu đất chứa đầy rác như vậy. Tuy nhiên, cho đến nay, khu rừng đước đã che phủ 1,4km trên đảo, cho thấy không hề có hiện tượng rò rỉ chất độc.
Tour sinh thái trên… bãi rác
Cùng với những thảm cỏ biển, những rạn san hô trải dài và bờ cát trắng, cánh rừng đước đã biến Semakau thành một khu sinh thái đa dạng, phong phú với sự xuất hiện của nhiều loài động thực vật. “Sự xuất hiện của bãi rác không hề ảnh hưởng đến đời sống của bất kỳ loài sinh vật nào trên đảo” – ông Wang Luan Keng, quan chức Bảo tàng nghiên cứu đa dạng sinh học Raffles (RMBR), cho biết. Không những thế, thời gian gần đây, các nhà khoa học
Từ tháng 07/2005, Chính phủ
Cơ quan môi trường