Tiếp theo những đợt nắng và nóng kỷ lục từ đầu năm đến nay, từ giờ cho đến tháng 9, nhiều nơi trên cả nước được dự báo vẫn sẽ nóng hơn so với cùng kỳ của nhiều năm.
Bất thường
Tình hình thời tiết nước ta từ đầu năm đến nay diễn biến theo hướng phức tạp.
Đó là nhiệt độ ngày càng tăng so với trung bình nhiều năm và các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, cùng với sự bùng phát của dịch bệnh trên người và gia súc.
Gần đây nhất là đợt nắng nóng kéo dài và trên diện rộng ở toàn vùng Bắc và Trung Bộ. Theo TS Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (DBKTTV), đợt nắng nóng từ đầu tháng 7 đến nay được xem là dài nhất trong vòng bốn năm qua, kể từ tháng 07-08/2003 đến nay.
Điểm đặc biệt nữa của đợt nắng nóng kỷ lục với số ngày nóng nhiều gấp 2-3 lần các đợt nắng nóng trước đó là nóng không những vào ban ngày mà còn duy trì cả vào ban đêm.
Đợt nắng nóng dai dẳng này, theo Trung tâm DBKTTV, vừa kết thúc ở Bắc Bộ ngày 24/07, với nhiệt độ cao nhất là 35-36 độ C. Tuy nhiên, Trung Bộ còn chịu ảnh hưởng có lẽ phải đến hôm 26/07 với nhiệt độ từ 35-38 độ C.
Điều khiến các nhà khí hậu đau đầu là tại sao trong thời gian được bảo là Việt Nam nằm trong vùng chịu tác động của La Nina (hoạt động mạnh của dòng nước biển lạnh dẫn đến nền nhiệt độ không khí có xu hướng giảm), từ tháng 5 đến nay, nắng nóng vẫn gay gắt và dai dẳng thậm chí hơn nhiều năm như vậy.
Trước đó, ngay từ tháng 1, theo Viện Khí tượng Thủy văn, nền nhiệt độ nước ta đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Sang tháng 2, nhiệt độ trung bình cả nước đạt mức cao nhất trong vòng 100 năm qua.
Nghịch lý là trong ba tháng đầu năm với hai tháng nhiệt độ cao kỷ lục như trên, tổng số giờ nắng trên hầu khắp cả nước lại ít hơn so với nhiều năm từ 1-250 giờ. Ngược lại, tổng lượng bốc hơi nước lại vượt chuẩn 1-100mm.
Rồi mới chớm hè mà 24/05, huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) nóng 39 độ C và huyện Bảo Lạc (tỉnh biên giới phía bắc Cao Bằng) đạt 39,3 độ C. Trước đó, ngày 31/03, tại Quỳ Hợp và Cửa Rào (Nghệ An), nắng nóng lên đến 40,1 độ C và 40 độ C. Đến mùng 1/4, vùng Cửa Rào nóng 42,2 độ C. Ngày 23/04, Tây Hiếu (cũng Nghệ An) ghi được nhiệt độ kỷ lục 43 độ C.
Hiện tượng trên xảy ra trong bối cảnh, từ tháng 03-05, số đợt không khí lạnh tràn về nước ta lên đến 10, cao hơn trung bình nhiều năm hai đợt. Với nhiều đợt không khí lạnh như thế, lẽ ra nhiệt độ trung bình các tháng đó phải giảm nhưng thực tế lại diễn ra ngược lại.
Đối lập với nắng nóng gay gắt là những trận mưa lớn và kéo dài bất ngờ dù cả nước chưa chính thức bước vào mùa mưa. Bất ngờ nhất là đợt mưa ngày 13-14/05 với lượng mưa đo được lên đến 200mm (đủ để làm ngập toàn bộ nội thành Hà Nội và TPHCM) ở tỉnh khô hạn nhất nước Ninh Thuận. Tiếp theo là đợt mưa to hiếm có kéo dài từ 17-18/05 trên phạm vi cả nước, khiến một số nơi như Lào Cai, Lai Châu bị lũ quét nặng nề.
Đấy cũng là điều bất bình thường nếu biết số xoáy thuận nhiệt đới (thường kèm theo mưa) xảy ra trong ba tháng, từ tháng 03-05, trên Biển Đông là con số không, khác hẳn với trung bình nhiều năm.
Nóng nhiều hơn, mưa nhiều hơn
Một số trung tâm dự báo khí hậu thế giới cho rằng, từ nay đến tháng 9, nền nhiệt độ trên hầu khắp các khu vực nước ta tiếp tục cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm.
Điều khó hiểu là nhận định đó được đưa ra trên cơ sở dự báo La Nina sẽ phát triển trong ba tháng tới. Khả năng nắng nóng hơn cùng kỳ mọi năm trong ba tháng tới xảy ra cao nhất ở hầu hết khu vực Bắc Bộ và đa phần Nam Bộ.
Viện Khí tượng Thủy văn Việt
Cùng với trời nóng hơn mọi năm, mưa trong ba tháng tới cũng được dự báo sẽ nhiều hơn ở phần lớn diện tích cả nước. Mưa to có thể xảy ra ở đa phần diện tích vùng núi cao phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc, một vài nơi thuộc Đông Tây Nguyên, hầu hết diện tích cực nam Trung Bộ, và một phần diện tích Tây Nam Bộ.
Được biết trên thế giới rất nhiều nước cũng đang nằm trong tình trạng này. Hôm 24/07, Bộ Y tế