Trên thế giới có khoảng 25 loài linh trưởng bị xếp vào diện nguy cấp nhất hành tinh, riêng Việt Nam đã có tới 5 loài. Và chúng ta trở thành nước có nguy cơ tuyệt chủng về linh trưởng cao nhất thế giới.
Theo giảng viên Vũ Ngọc Thành, Bộ môn Động vật có Xương sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, các chuyên gia linh trưởng quốc tế liệt kê được 25 loài linh trưởng thuộc diện nguy cấp nhất thế giới. Trong đó, Việt
Vẫn theo ông Thành, năm loài linh trưởng này gồm vượn Cao Vít, voọc Cát Bà, voọc mông trắng, voọc mũi hếch và voọc vá chân xám.
Các thống kê cho thấy, voọc Cát Bà chỉ còn khoảng 60 cá thể.
Voọc vá chân xám có khoảng 1.000 cá thể. Loài linh trưởng này phân bố ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Và voọc mông trắng có khoảng 250 con. Voọc mông trắng hiện có ở vườn quốc gia Cúc Phương, và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.
Các thống kê cũng cho thấy, voọc mũi hếch còn khoảng 200 con. Loài này đang cư trú tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang) và khu vực Khau Ca (Hà Giang).
Cuối cùng, vượn Cao Vít còn khoảng 40 con. Hiện chỉ xác nhận một quần thể nhỏ loài vượn quý hiếm này ở khu rừng Phong Nậm-Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
“
Thực thi pháp luật kém
Theo ông Thành, có nhiều lý do khiến linh trưởng Việt
Tuy nhiên, theo ông Thành, một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng này là do việc thực thi pháp luật còn kém và chưa đạt hiệu quả.
“Việt
Vị chuyên gia này cho rằng, để bảo vệ các loài linh trưởng khỏi nguy cơ tuyệt chủng, Việt Nam cần phải làm một số việc như ngăn chặn việc buôn bán và săn bắt động thực vật hoang dã, phục hồi sinh cảnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn, v.v.v..
Tập huấn bảo tồn linh trưởng Từ 31/7-31/8, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với một số tổ chức quốc tế tổ chức một lớp tập huấn bảo tồn linh trưởng. Đây là lớp tập huấn dành cho sinh viên, các cán bộ bảo tồn quan tâm tới khoa học bảo tồn linh trưởng. Các bài giảng sẽ do các chuyên gia hàng đầu về linh trưởng của Mỹ, Đặc biệt, kết thúc khóa học, các học viên xuất sắc sẽ được đề nghị viết đề cương nghiên cứu để nhận học bổng nghiên cứu trị giá 750 USD. Số tiền này sẽ giúp các học viên tiếp tục nghiên cứu tại thực địa về các loài linh trưởng nguy cấp. Được biết, đây là khóa tập huấn thứ hai về bảo tồn linh trưởng do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức. Khóa học đầu tiên được tổ chức vào tháng 8/2006. |