Chính sách xanh của châu Âu hay sự ép uổng châu Phi

ThienNhien.Net-Nhằm rốt ráo đạt được những mục tiêu về giảm khí nhà kính mà các chính sách đề ra đã không thành công, các chính trị gia trong lĩnh vực môi trường và chống toàn cầu hóa châu Âu đang tấn công vào các thành tựu kinh tế của châu Phi. Họ phát động các chiến dịch vận động người dân châu Âu chỉ mua thực phẩm nội địa và thực hiện các tuyến du lịch nội địa nhằm mục đích bài ngoại các sản phẩm, dịch vụ từ châu Phi.


Người tiêu dùng châu Âu ngày càng nhận thức rõ hơn về môi trường và họ mong muốn sử dụng quyền lựa chọn mua hàng của minh để góp phần giảm bớt những vấn đề môi trường chung ngày nay như tiêu dùng năng lượng quá mức và nóng lên toàn cầu. Trong khi ấy, những chính trị gia châu Âu đang cố gắng tạo những sức ép lớn nhất nhằm đạt được sự ủng hộ cho nghị định thư Kyoto mặc dù chính quốc gia của họ đã thất bại hoàn toàn trong việc cắt giảm khí nhà kính. Ở các quốc gia này, lượng phát thải vẫn tăng đều.
 
Bởi vậy,giới chính trị và ngành công nghiệp châu Âu đề ra những giải pháp tập trung nhằm chiễm lĩnh thị phần châu lục này và các thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm của họ. Những giải pháp này nghe có vẻ rất ổn – rõ ràng, dễ hiểu và có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân địa phương. Nhưng đằng sau đó, kẻ gánh chịu thiệt hại chính là châu Phi, bởi thông điệp mà những giải pháp này đưa ra là vận chuyển người và hàng hoá càng xa thì càng tiêu tốn nhiều năng lượng, đặc biệt là vận chuyển đường không – hình thức vận chuyển thải nhiều khí nhà kính nhất. Thật không may khi châu Phi nằm cách xa thị trường châu Âu và việc vận chuyển rất phụ thuộc vào đường không bởi cơ sở hạ tầng giao thông của họ còn rất yếu kém.

Hiện nay, trên toàn châu Âu, những chiến dich vận động dùng hàng nội địa theo chủ trương của những chính trị gia chống toàn cầu hóa, giới chính khách “xanh”, ngành công nghiệp nội địa và thậm chí là những nhà khoa học, chuyên gia cơ hội đang được đẩy mạnh nhằm công kích vào những chủng loại hàng hóa xuất khẩu mới nhất và thành công nhất của châu Phi.

Một trong số những chiến dịch gần đây nhất đã được phát động ở Đức, một thị trường lớn nhất và đông dân nhất châu Âu. Với khẩu hiệu “Sylt (hòn đảo ở Đức) thay vì Seychelles (đảo thuộc châu Phi – ThienNhien.Net)”,  chiến dịch  này nhằm vào một hòn đảo ở vùng biển Bắc Đức vốn đang bị đe doạ tàn phá môi trường bởi ngành du lịch. Chuyên gia môi trường và khí hậu, tiến sỹ Manfred Stock, người đã nghĩ ra câu biểu ngữ trên, tuyên bố trên tờ nhật báo ‘Berliner Zeitung’ rằng những người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề ấm lên toàn cầu nên hạn chế những chuyến bay xuyên lục địa và nên du lịch tới Đức và châu Âu bằng xe lửa.

Cục Môi trường Liên bang Đức cũng kêu gọi rằng một trong những cách mà khách hàng có thể tự góp phần giải quyết các vấn đề môi trường là cần phải thay đổi phương thức vận chuyển truyền thống. Một hành khách sử dụng một chuyến bay xuyên lục địa sẽ phát thải hơn 5 tấn CO2, trong khi những người khác đi bằng xe lửa trong phạm vi nước Đức chỉ sinh ra 10 kg CO2.

Thậm chí một vài quốc gia đã đi xa hơn, họ bắt đầu phạt những hành khách du lịch bằng máy bay. Ở Nauy, hành khách đã bắt đầu phải trả tiền cho việc phát thải khí CO2. Giải pháp này mới chỉ được áp dụng cho những chuyến bay nội địa để đảm bảo hãng hàng không Nauy không bị mất khả cạnh tranh với những hãng quốc tế. Nauy chỉ là một trong số rất nhiều quốc gia đang thực hiện đánh thuế CO2 trên nhiều chuyến bay khắp thế giới và tất nhiên là khoảng cách bay càng xa thì thuế càng đắt.
 
Điều này xảy ra đúng vào lúc đa số các nước châu Phi đầu tư một cách ồ ạt vào ngành công nghiệp du lịch non trẻ và cũng là khi châu Phi đang trở thành điểm du lịch mới và thú vị nhất đối với thị trường châu Âu. Một vài quốc gia phụ cận Sahara, đặc biệt là Seychelles, Mauritius, Cape Verde và Gambia đã xem du lịch như một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất. Ở Kenya, Tanzania, Senegal, Namibia, Botswana và Nam Phi, ngành công nghiệp du lịch đang đạt được những thành công rực rỡ. Trong khi đó những thành viên mới như Mozambique, Ethiopia, Gabon và Burkina Faso đang đầu tư rất nhiều và kỳ lớn vào ngành công nghiệp này. 



Hầu hết những điểm du lịch mới của châu Phi đang tập trung vào du lịch sinh thái, hình thức du lich có thể đảm bảo vừa bảo vệ và quản lý đời sống và nơi cư trú động vật hoang dã vừa phát triển cộng đồng địa phương bằng nguồn thu nhập của ngành du lịch, cụ thể là ở GabonMadagascar, những khu vực có phong cảnh kỳ vĩ đang được bảo vệ để sử dụng thành khu du lịch sinh thái. Không gì có thể chứng minh được sự thành công của công tác ngăn chặn nạn đốn gỗ phá rưng ở châu Phi bằng triển vọng doanh thu từ du lịch. Những thị trường du lịch đã thành công như Seychelles, Mauritius và Nam Phi đã dẫn đầu thế giới khi họ đã sớm nhận ra vai trò của việc bảo tồn, quản lý tự nhiên và ngành công nghiệp du lịch phụ thuộc vào một thiên nhiên bền vững.
 
Tuy nhiên, đối với những “chuyên gia” châu Âu, các điểm đến châu Phi như Seychelles bị coi là nơi hủy hoại môi trường. Nếu đạt đựơc thành công, những chiến dịch vận động của họ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường du lịch châu Âu, nơi lần đầu tiên xây dựng được một hình ảnh đẹp về châu Phi và coi đó là một  điểm đến tất yếu.


Những thành tựu khác của châu Phi cũng bị đe dọa bởi một xu hướng mới “ưu tiên hàng nội địa”. Trong suốt thập kỷ trước, các mặt hàng nông sản của châu Phi đã được chấp nhận tại thị trường bảo hộ châu Âu mặc dù châu Âu cũng có thể tự sản xuất các mặt hàng này, bao gồm thịt bò từ Namibia và Botswana, hoa tươi, rau quả từ Kenya, và thực phẩm đã qua chế biến từ Nam Phi và Ghana.

Chưa có một quốc gia châu Phi nào dễ dàng kiểm soát được việc đưa mặt hàng nông sản vào thị trường châu Âu bởi luôn vấp phải sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa phương. Những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm ở châu Âu cực kỳ khắt khe và là một rào cản đối với các sản phẩm của nước ngoài. Để đáp ứng những khách hàng châu Âu khó tính, những nhà sản xuất châu Phi đã phải ép mình tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt về môi trường và xã hội của châu Âu.
 
Đồng thời, trong suốt những năm qua, thực phẩm châu Phi đã phải đấu tranh chống lại những chiêu thức thiện chí giả dối của những nhà hoạt động phản đối toàn cầu hoá mà thực ra họ được trợ cấp tài chính bởi chính các nhà sản xuất địa phương. Những chuyên gia phát triển thực sự – những người không có nhiều cơ hội tham gia các phương tiện truyền thông ở châu Âu- đã phải giải thích rất nhiều lần rằng người tiêu dùng châu Âu không “ăn mất phần của những người dân châu Phi nghèo đói” khi mua thực phẩm nhập khấu từ châu Phi, mà thực chất khi họ mua sản phẩm nhập khẩu từ châu Phi là đang giúp cải thiện và nâng cao mức sống và sự thịnh vượng cho châu lục này.

Ấy vậy mà những thành quả khó khăn lắm mà một số quốc gia đã đạt được giờ đây cũng đang gặp phải sự công kích. Từ trước tới nay, Anh là nước luôn quan tâm nhất đến quãng đường vận chuyển của thực phẩm trước khi đến tay họ. “Rau sạch từ châu Phi” trong vài năm nay đã trở thành tiêu điểm chính cho những cuộc công kích của giới chính trị trong lĩnh vực môi trường và chống toàn cầu hóa. Họ thậm chí còn đưa ra những nghiên cứu cho rằng thực phẩm trải qua quãng đường vận chuyển càng xa thì hàm lượng vitamin và chất khoáng bị giảm đi càng nhiều.


Vào năm 2003, đậu và cà rốt bao tử được nhập khẩu qua đường không từ Nam Phi nổi lên như là một trong nhiều loại hàng hóa tiêu tốn nhiều năng lượng vận chuyển. Ví dụ “với mỗi calo năng lượng có trong cà rốt nhập từ châu Phi bằng máy bay sẽ tiêu tốn 68 cal nhiên liệu”, đậu Hà Lan sẽ tiêu tốn gấp 2,5 lần năng lượng sinh ra trong các quá trình sản xuất, đóng gói và phân phối so với việc sản xuất nội địa… Theo thời báo ‘Guardian’, riêng rượu của Nam Phi phần lớn được chuyên trở bằng tàu thủy (phát thải một lượng rất nhỏ CO2). Vì vậy gần như toàn bộ hàng hóa của châu Phi cần phải xem xét kỹ lưỡng ngoại trừ rượu.

Những chiến dịch vận động phản đối hàng nông sản châu Phi cũng đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Anh. Thực tế rằng với lối tuyên truyền dễ thuyết phục rằng rau, thịt, hoa quả trong nước thân thiện với môi trường hơn so với khi nhập khẩu từ châu Phi họ đã thuyết phục được người tiêu dùng hướng đến những sản phẩm được coi là“ít phát thải hơn”.   

Xu hướng này được cổ vũ lớn lao bởi chiến dịch tiếp thị do mạng lưới siêu thị lớn nhất ở Anh, Tesco từ đầu năm nay. Hệ thống siêu thị này buộc những người bán lẻ phải dán thêm ghi chú về lượng các bon phát thải trên nhãn sản phẩm để hướng dẫn khách hàng tự kiểm tra hành trình của túi thực phẩm họ mua và chúng đã phát thải bao nhiêu CO2.


Tesco là một trong số nhiều kênh phân phối chính các sản phẩm của Kenya vào thị trường châu Âu –  thực tế có đến một nửa  lượng nông sản của Kenya đựơc xuất khẩu sang Anh. Hiệp hội xuất khẩu sản phẩm sạch của Kenya (FPEAK) đã chậm trễ trong khâu tiếp thị dẫn đến sự thất bại  trong khi Tesco cam kết sẽ nhập khẩu hàng hóa của Kenya. Với nhãn “đo lường các bon” sẽ được dán trên sản phẩm từ năm 2008, nó sẽ dựng nên vấn đề chỉ được đánh giá từ một phía đối với những người tiêu dùng Anh.

Từ Anh, xu hướng này đang lan rộng ra toàn Tây Âu. Ở Thụy Điển, tờ nhật báo hàng đầu ‘Afatonbladet’ đã công kích hệ thống siêu thị trong nước vì không noi theo tấm gương Tesco “Mặc dù thực tế có một phần tư phát thải khí nhà kính là do việc sản xuất chế biến thực phẩm trong nước”. Nhà sinh thái học Annika Carlsson-Kanyama đã giúp đỡ nhật báo Thụy Điển xây dựng một tài liệu hướng dẫn giúp những khách hàng tỉnh táo phân biệt loại hoa quả nhiệt đới vận chuyển bằng máy bay.


Ở một số quốc gia khác, những cuộc tranh luận về thực phẩm nhập khẩu từ châu Phi một lần nữa lại nổ ra. Với nhóm hoạt động Thanh niên và môi trường đang giành được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông Nauy thì những luận điểm cũ và mới đang bị pha trộn. Họ cho rằng “Thực phẩm trong nước thân thiện với môi trường hơn và an toàn hơn”, mặt khác lại ca ngợi những nhà chế biến thực phẩm châu Phi không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Được biết, Nauy là nhà nhập khẩu chính thịt bò từ Namibia, một quốc gia châu Phi.
 
Trong khi việc nhập khẩu thực phẩm từ châu Phi và những chuyến bay tới châu Phi “gây thiệt hại môi trường”ngày càng bị chú ý thì người ta lại sẵn sàng quên đi những khía cạnh tích cực làm cân bằng môi trường trong những chương trình thương mại này. Thực tế 100% yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp ở châu Phi đều lấy từ trong nước và không sử dụng máy móc, trong khi những nông dân châu Âu phải nhập khẩu từ các nước khác phân bón, thuốc trừ sâu, giống, công nhân và máy móc chạy bằng dầu.

Người ta cũng quên mất rằng xuất khẩu thực phẩm và phát triển du lịch cũng cho phép châu Phi quản lý và bảo vệ môi trường của họ, thậm chí làm giảm phát thải CO2. Du lịch sinh thái thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ các khu vực hấp thụ CO2 như các khu rừng, thảo nguyên và những rạn san hô Công nghiệp sản xuất thực phẩm ngày càng phát triển và đa dạng hoá ở châu Phi cũng hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.

Và điều trớ trêu nhất là trong khi việc nhập khẩu từ châu Phi một lần nữa lại bị lên án thì việc xuất khẩu từ châu Âu tới châu Phi cũng gây ra phát thải CO2 lại được khuyến khích, cổ vũ. Người ta áp dụng trợ cấp trên một số sản phẩm nhằm tăng sức tiêu thụ như bánh quy Tây Ban Nha, sữa Pháp, lúa mỳ châu Âu thay vì thực phẩm địa phương chưa qua chế biến, hoa quả nhiệt đới châu Âu, cá , và tất nhiên cả các sản phẩm của ngành công nghiệp.
 
Thậm chí Tesco, hệ thống siêu thị tỏ ra rất quan tâm đến phát thải CO2 trong quá trình vận chuyển cũng đã lộ ra bộ mặt thật rằng họ cũng chính là những nhà xuất khẩu từ châu Âu.


Chỉ hai tuần trước khi chiến dịch tiếp thị về nhãn “đo lường các bon” được triển khai rộng rãi, hệ thống bán lẻ ở Anh đã tuyên bố khai trương 10 siêu thị ở Trung Quốc, nơi sẽ bán những sản phẩm của châu Âu. Chính quyền Bắc Kinh đã bị mua chuộc bằng lời hứa hàng năm những siêu thị này cũng sẽ nhập lượng hàng hóa Trung Quốc với tổng trị giá 3,3 tỷ euro.
 
Ở Trung Quốc, Tesco đã gặp phải sự cạnh tranh từ những gã khổng lồ như Carrefour của Pháp, Metro của Đức, những hệ thống siêu thị có thể “bao” đựơc việc xuất khẩu những sản phẩm châu Âu cho thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới này. Vậy ai sẽ đo lường lượng phát thải CO2 khi chính hệ thống bán lẻ cấp cao của châu Âu đang đua tranh với hệ thống siêu thị Wal-Mart của Mỹ để xâm nhập vào thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc?