Một giải pháp đơn giản giúp làm giảm sự thay đổi khí hậu

Theo các nhà khoa học cho biết, sử dụng các phương pháp nhân giống cây trồng hiện đại để tìm ra các chế độ ăn mới cho bò, làm cho chúng ợ hơi ít hơn là một cách có thể làm giảm lượng phát thải khí nhà kính.

Điều mấu chốt là việc triển khai các loại thức ăn mới giúp cho gia súc tiêu hoá tốt hơn và tạo ra một sự cân bằng thích hợp giữa chất xơ, protein và đường, theo Michael Abberton, một nhà khoa học thuộc Viện Grassland and Environmental Research ở Anh cho biết.
 
Ông nói, phương thức này có thể đem lại các giải pháp dựa trên cơ sở cây trồng như là phương pháp thay thế để làm giảm bớt sự phát thải khí methane trong lúc khí hậu nóng lên.
 
Tính trung bình, mỗi ngày một con bò sữa có thể ợ ra từ 100 đến 200 lít khí methane, điều này làm cho việc thay đổi chế độ ăn có thể trở thành yếu tố tiềm năng then chốt trong việc làm giảm sự phát thải loại khí nhà kính này. “Mọi người thường không nhận thức được về nguồn gốc của khí methane được thải vào khí quyển như thế nào”, Abberton nói. “Thực tế thường thông qua sự ợ hơi hơn là từ các nguồn gốc khác”.
 
Nông nghiệp chịu trách nhiệm về khoảng 7% lượng phát thải khí nhà kính ở Anh, 37% đối với khí methane và 67% đối với khí NO3. Khí nhà kính được coi là nguyên nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu. Theo các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ trung bình sẽ tăng trong khoảng từ hai đến 6oC vào cuối thế kỷ này, gây nên những trận hạn hán, lũ lụt và những cơn bão dữ dội.
 
Abberton cho biết, việc áp dụng các giống cây họ đậu có xu hướng làm giảm sự phát thải methane là một cách tiếp cận điển hình mà các nhà khoa học đang khai thác. Các loại cỏ ba lá và cỏ linh lăng đang được dử dụng phổ biến để làm cỏ khô cho gia súc.
 
Bên cạnh đó cũng yêu cầu người nông dân cần cân đối lượng cỏ mà bò tiêu thụ với các thức ăn khác và nên phát triển các giống cỏ có thể giúp cho gia súc tiêu hoá tốt hơn.