Các nhà môi trường cho rằng, Liên hiệp quốc cần phải có những hành động cấp thiết để bảo vệ 6 khu di sản thế giới, trong đó có đỉnh Everest. Những hành động khẩn cấp nhằm giảm thiểu các khí gas gây hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho các khu di sản tránh khỏi tác động của sự thay đổi khí hậu.
Tổ chức Hoà bình xanh và Chương trình phán xét khí hậu đã kiến nghị lên tổ chức toàn cầu cần đưa vào danh sách những khu vực đang ở trong “mức nguy hiểm”.
Các quốc gia đã ký hiệp định di sản thế giới của Liên hiệp quốc đều có trách nhiệm cắt giảm lượng khí thải.
Ủy ban của hiệp định hiện đang nhóm họp tại
Một thỏa thuận toàn cầu đã được thông qua để đảm bảo một sự bảo vệ lâu dài đối với các khu di sản văn hóa và tự nhiên quan trọng.
Những vùng có tên được cho là đang nằm trong mức báo động cần phải được bổ sung vào danh sách những khu vực “bị đe dọa”, cho phép các khu này được tài trợ nhiều hơn và có sự bảo vệ tốt hơn.
Tính đến nay, 184 quốc gia đã ký vào bản hiệp định được ra đời từ năm 1972.
“Sự cắt giảm quan trọng”
Những người kiến nghị hi vọng Ủy ban điều hành gồm 21 quốc gia sẽ sử dụng sự tập trung ở nhà thờ để thông báo về mối đe dọa của sự thay đổi khí hậu tới các khu di sản.
“Ủy ban sẽ thảo luận một văn bản dự thảo vệ sự thay đổi khí hậu”, Peter Roderick, điều phối viên của chương trình phán quyết khí hậu nói.
“Chúng tôi đang yêu cầu Ủy ban thừa nhận nhu cầu cắt giảm lượng khí thải quan trọng”.
Những khu di tích mà nhóm này muốn bổ sung vào danh sách “bị đe dọa” bao gồm: Khu vực bãi đá ngầm lớn ở Australia; Công viên quốc gia Sagarmatha (trong đó có đỉnh Everest) ở Nepal; khu vực bãi đá ngầm Belize ở Belize; Vườn quốc gia Huascaran ở Peru; Công viên hòa bình quốc tế ở vùng sông băng Waterton thuộc biên giới Canada/Mỹ; Dãy núi Blue ở Australia.
Lời kiến nghị đã được đưa ra từ năm 2004 và đã thu hút được nhiều nhân vật quan trọng ký kết, trong đó có nhà leo núi Everest, ông Edmund Hillary và nhà tự nhiên học/nhà làm phim của BBC, ông David Attenborough.
Tại cuộc họp năm ngoái, Ủy ban di sản thế giới đã từ chối động thái kêu gọi việc cắt giảm các khí gas gây hiệu ứng nhà kính. Dẫu vậy, các nhà vận động cho chiến dịch vẫn muốn ủy ban điều hành xem xét lại vấn đề này.
“Chúng ta có thể bảo vệ các di sản thế giới cho các thế hệ tương lai nếu chúng ta có những hành động khẩn cấp nhằm giảm thiểu các khí gas gây hiệu ứng nhà kính”, Phil Freeman thuộc mạng lưới hành động vì khí hậu của
Hội nghị thường niên của Ủy ban di sản thế giới sẽ còn nhóm họp cho đến tận ngày 2/7.