Băng trôi là hệ quả của hiện tượng Trái đất ấm dần lên, song nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những tảng băng trôi cũng có lợi. Nó có thể là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua việc kích thích các vùng biển bao quanh hấp thu lượng khí thải carbon dioxide (CO2) dư thừa trong không khí.
Qua khảo sát vùng biển Weddell ở Nam cực, các nhà khoa học Mỹ phát hiện các khoáng chất thoát ra từ những khối băng tan chảy đã tạo môi trường thuận lợi để phiêu sinh vật hấp thu CO2 sinh sôi. Sau khi ăn những loài thực vật bé nhỏ này, các loài nhuyễn thể (tôm, tép…) thải ra phân có chứa carbon xuống đáy biển. Tiến sĩ Ken Smith – chuyên gia hải dương học thuộc Viện nghiên cứu Monterey Bay Aquarium ở California cho biết dưới tác động của hiện tượng Trái đất ấm dần lên, trong những thập niên trở lại đây, số tảng băng tách ra ở những vùng biển quanh Nam cực đã tăng lên gần 1.000.
Nhóm của ông tập trung nghiên cứu 2 khối băng có kích cỡ tương ứng 2 km x 0,5 km và 21 km x 5 km, và lấy mẫu nước ở vị trí cách xa khoảng 10 km. Tại vùng biển cách 2 khối băng trên khoảng 4 km, các nhà khoa học ghi nhận tình trạng “bùng nổ” các khoáng chất, các loài phiêu sinh vật, nhuyễn thể và chim biển so với những khu vực không có tảng băng trôi. “Kết quả này cho thấy những khối băng trôi nổi tự do có thể gia tăng đáng kể hoạt động sinh thái của các đại dương và có thể trở thành vùng hấp thu và xử lý chất carbon hữu cơ xuống dưới biển sâu”, Tiến sĩ Smith nhận xét. Điều này có nghĩa các đại dương có khả năng hấp thu khí thải CO2 với mức độ nhiều hơn chúng ta nghĩ. Chẳng hạn, sự hiện diện của 1.000 tảng băng trôi trên các vùng biển ở