Mất đa dạng sinh học – có thể ngăn chặn được?

ThienNhien.Net – Trong một bài viết đăng trên tờ Guardian, Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện Trái đất tại đại học Columbia và là cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) cho rằng con người là nguyên nhân cơ bản gây nên mất đa dạng sinh học toàn cầu. Tuy nhiên, nếu thực thi các biện pháp thích hợp, các nước có thể tránh được suy giảm đa dạng sinh học và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Theo Jeffrey Sachs, con người ngày nay quá lạm dụng việc đánh bắt cá, săn bắn, đốn gỗ và trồng cây ở mọi nơi khiến cho các loài khác dần biến mất. “Mong muốn quá đáng của chúng ta là lấy tất cả những gì của thiên nhiên và để lại rất ít cho các loài khác”. Trong khi đó, hệ thống giám sát hiện tại về bảo tồn đa dạng sinh học – Công ước đa dạng sinh học – không được các chính phủ ủng hộ.

 các loài chim bị đe doạ
 Số lượng các loài chim bị đe doạ
 loài thú bị đe doạ
 Số lượng các loài thú bị đe doạ
 loài cá bị đe doạ
 Số lượng các loài cá bị đe doạ
 Reptiles
Số lượng các loài bò sát bị đe doạ
 Plants
 Các loài thực vật bị đe doạ

“Không may mắn là cũng giống như các thoả thuận quốc tế khác, công ước về đa dạng sinh học không được biết đến, ủng hộ và thi hành nghiêm túc. Sự thờ ơ này chính là một bi kịch của con người. Chúng ta đã đầu tư quá ít ỏi và có lẽ không cân bằng để bảo vệ thiên nhiên, và bảo vệ nền tảng cuộc sống cũng như kế sinh nhai của chính chúng ta. Chúng ta giết hại các loài khác không phải vì chúng ta cần phải làm vậy mà vì chúng ta thiếu suy nghĩ khi làm như thế”.

Việc dùng lưới vét đánh cá và phá rừng nhiệt đới làm đồng cỏ chăn gia súc là những ví dụ về hoạt động tăng trưởng kinh tế không lớn nhưng lại gây hại lâu dài. Jeffrey Sachs cho rằng những hoạt động như thế nên cắt giảm hoặc cấm triệt để bởi chi phí quá cao song lợi ích lại không đáng kể. Sẽ không tốn kém bao nhiêu để bồi thường cho ngành thuỷ sản khi chuyển sang các hoạt động khác thay thế việc đánh cá bằng lưới vét.

Mặt khác, việc chặt phá rừng có thể được ngăn chặn triệt để bằng các biện pháp khuyến khích kinh tế kết hợp với giới hạn luật pháp. Nếu chỉ giản đơn cấm phá rừng thì không khả thi bởi sẽ có xu hướng tránh luật. Kết hợp với các biện pháp kinh tế có thể sẽ thành công bởi việc phá rừng làm đồng cỏ không mang lại lợi nhuận đủ hấp dẫn khiến người nông dân ứng tiền ra trước để giữ đất.

Ông Sachs ủng hộ việc thành lập một quỹ toàn cầu để chống phá rừng do Liên hiệp các quốc gia có rừng nhiệt đới đề xuất. Quỹ này sẽ đền bù cho các hộ nông dân để bảo vệ rừng. Theo ông, một quỹ được vận hành tốt sẽ làm giảm hoặc dừng việc phá rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm khí cácbonnic từ việc đốt rừng. Đồng thời, những người nông dân sẽ nhận được một khoản thu nhập đều đặn để sử dụng cho việc cải thiện đời sống, giáo dục, sức khoẻ”.

Đối với vùng biển, biện pháp cần thiết là thành lập các khu bảo tồn biển làm nơi phục hồi các loài có giá trị sinh học và kinh tế.

Ngày nay, sự tác động của khoa học là chìa khoá cho những nỗ lực bảo tồn. Sachs cho rằng “Chúng ta cần có những nghiên cứu khoa học thường xuyên về tình trạng tồn tại và tuyệt chủng của các loài cũng như chúng ta đang nghiên cứu về biến đổi khí hậu vậy”. Các nhà chính trị không tiếp nhận ý kiện của những nhà khoa học đơn lẻ nhưng họ sẽ phải nghe khi hàng trăm nhà khoa học cùng lên tiếng.

Đối mặt với hiện tượng nóng lên của Trái đất, cần có một khung hành động về khí hậu toàn cầu, trong đó có nghiên cứu về ảnh hưởng của khí hậu nóng lên đối với các loài.

Giữ một cái nhìn lạc quan, Jeffrey Sachs cho rằng tất cả các mục tiêu đều có thể đạt được vào năm 2010. “Chúng rất khả thi và trong mỗi trường hợp sẽ đem lại lợi ích lớn, nhưng quan trọng hơn cả, chúng cho phép ta tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Sẽ là rất đau đớn khi phải tin rằng trong một giai đoạn nhất thời, con người đã tiêu diệt hàng triệu loài khác và sẽ gây nguy hiểm cho chính tương lai của mình”.


Chú thích:
Số liệu các biểu đồ được trích từ báo cáo của IUCN (2006) và đăng trên Mongabay.
Thứ tự thông tin biểu đồ:
1. Tổng số loài
2. Số loài được đánh giá
3. Phần trăm số loài bị đe doạ