ThienNhien.Net – Người Việt ta có thói quen mua quà hay những món đồ lưu niệm để tặng người thân của mình mỗi khi đi xa về. Tuy nhiên, đôi khi có thể vì quá quan tâm đến sở thích của người nhận hay một chút thiếu cân nhắc, bạn có thể vô tình “góp phần” đẩy các loài động, thực vật hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng và làm hại môi trường thiên nhiên. Bạn có biết rằng:
|
Ảnh 1: Mua bán san hô |
80% rạn san hô của Việt Nam đã mất đi, trong đó có sự góp phần của việc khai thác phục vụ du lịch. Điều này cũng có nghĩa là nhiều sinh vật biển không còn nơi trú ngụ và cuộc sống của người dân vùng ven bờ dễ bị tổn thương hơn khi thiên tai ập đến.
Ảnh 2: Rượu rắn hổ mang |
Ăn thịt rắn, uống rượu rắn đang là mốt, trong đó rượu rắn hổ mang được coi là một vị thuốc quý và rất “đắt hàng”.
Ảnh 3: Rượu cá ngựa |
Không có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tính “thần diệu” của những loại rượu như thế này. Nhưng, có một điều chắc chắn, đó là hầu hết các loại “thức ngâm” như cá ngựa, hổ mang, gấu, bìm bịp… đều bị bắt từ tự nhiên.
Ảnh 4: Đồ mỹ nghệ từ đồi mồi |
Việt Nam có 5 loài rùa biển sinh sống, tất cả đều quý hiếm và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, chúng vẫn thường xuyên bị đánh bắt và buôn bán trái phép. Một cuộc điều tra đã thống kê được ít nhất 28.000 sản phẩm từ rùa biển tại 19 tỉnh, thành lớn trong cả nước. Phần lớn đó là các đồ mỹ nghệ, trưng bày làm từ đồi mồi, được bày bán tại các cửa hàng lưu niệm dành cho khách du lịch.
Ảnh 5: Lông đuôi voi |
Một chiếc lông đuôi voi không đem lại may mắn như nhiều người vẫn mê tín nhưng hẳn sẽ gây ra sự bất hạnh và đau đớn cho những chú voi vốn rất hiền lành.
Tỉnh Đắk Lắc, nơi có quần thể voi lớn nhất cả nước nay số lượng voi rừng chỉ còn không quá 15 con.
Ảnh 6: Sừng lợn rừng |
Lợn rừng khá phổ biến ở nước ta nay cũng trở thành quý hiếm “nhờ” bị săn bắn phục vụ các quán đặc sản và bộ xương có thể mang lại hư vinh cho người sở hữu nó.
Nguồn ảnh:
Ảnh 1,2,3,6: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)
Ảnh 4: Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
Ảnh 5: Tiền Phong