Hàng chục ha rừng, chưa đầy 10 năm trước còn là rừng nguyên sinh, nay trơ trọi, hoang tàn, khét lẹt mùi gỗ cháy. Rừng bị triệt hạ không thương tiếc, buồn thay, thủ phạm không phải lâm tặc mà chính là những người làm công tác bảo vệ rừng.
Bức xúc trước thực trạng rừng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (KBTTNKG) bị tàn phá nặng nề, Bí thư, trưởng thôn và 5 tổ trưởng tổ dân phố thôn 5, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã cùng nhau viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng.
Có mặt tại Cẩm Thịnh hôm 2/6, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình lên thượng nguồn Hồ Kẻ Gỗ. Vượt hơn 20 cây số đường đất đá gồ ghề, chúng tôi tới khu rừng rộng lớn Bãi Nại. Đây là khu rừng mà nhà nghiên cứu động vật, giáo sư Võ Quý đã bày tỏ quyết tâm gìn giữ do có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, trong đó có loài gà lôi được ghi vào sách đỏ.
|
Người đàn ông cho biết, mấy hôm nữa, cái gốc cây này cũng chẳng còn. |
Nhưng thật kinh hoàng, hàng chục ha rừng nguyên sinh chỉ còn trơ trọi gốc, ngổn ngang những khúc gỗ, khói leo lét, văng vẳng tiếng cưa máy xẻ gỗ. Buồn hơn, theo lời của những người dân ở đây, kẻ tàn phá rừng không phải là lâm tặc mà chính là các cán bộ từ xã lên tỉnh, trong đó có những người làm công tác bảo vệ rừng của KBTTNKG, một số cán bộ xã Cẩm Mỹ, kiểm lâm huyện Cẩm Xuyên và cả một cán bộ của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh.
|
Loại thân Dổi là gỗ quý của rừng, theo người dân phản ánh thì thường “lọt” vào tay cán bộ kiểm lâm. |
|
Gỗ nằm sâu trong lùm, chờ “làm luật” xong mới chuyển về xuôi. |
|
Với những chiếc cưa như thế này, bọn chúng chỉ cần 30 phút để triệt hạ thành công một cây gỗ quý. |
|
Chàng thanh niên này cho biết được một cán bộ của KBTTNKG tên Tuân thuê dọn rừng với giá 1 triệu/ha. |
|
Người dân tranh thủ thu lượm những súc gỗ còn sót lại. |