Perry McCarty – kỹ sư môi trường của Đại học Stanford – là người giành được giải thưởng về nghiên cứu nước của Viện nước quốc tế Stockholm – Thụy Điển. McCarty đã cống hiến 2/3 thời gian trong suốt 75 năm quãng đời của ông để nghiên cứu cách xử lý nước thải.
Những khám phá của ông đã giúp các nhà máy xử lý nước trên toàn thế giới được cải tiến. Chính vì vậy, Viện nước quốc tế Stockholm đã quyết định trao cho ông giải thưởng năm 2007 – giải thưởng danh dự được trao tặng hàng năm cho những nghiên cứu về nước, các dự án giáo dục và quản lý nguồn lực xuất sắc.
Ông Perry McCarty sớm nhận ra rằng “cách thức xử lý ô nhiễm của tự nhiên là cách tốt hơn cả”. Ông nói: “nhiệm vụ khó khăn của chúng ta là phải tìm ra được cách thức đó là gì và làm thế nào sử dụng nó một cách tích cực để có thể kiểm soát được những chất gây ô nhiễm môi trường”.
McCarty được miêu tả như một người “đặt nền móng cho ngành công nghệ sinh học môi trường”, Ủy ban trao giải cho biết ông đã “tích hợp được các lĩnh vực vi trùng học, hoá nước và khoa học và công nghệ về nước thành một ngành khoa học thống nhất và bổ sung cho nhau”.
Ông bắt đầu làm việc tại một nhà máy xử lý nước thải trong khi đang theo học nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ Massachusetts. Và kể từ đó ông dành phần lớn thời gian để nghiên cứu những vi sinh vật có thể triệt tiêu được các chất gây ô nhiễm môi trường một cách tự nhiên.
Qua nhiều năm, công việc đã giúp ông hiểu sâu hơn về quá trình vi khuẩn tham gia vào việc triệt tiêu những chất hữu cơ và vô cơ gây ô nhiễm môi trường nước. Ông cố gắng khai thác các phương pháp xử lý nước thải không tốn kém, đặc biệt là các phương pháp liên quan đến những vi khuẩn kỵ khí (hoặc oxy tự do) mà có thể chuyển những tạp chất của nước thành những sản phẩm phụ không gây hại. Nhờ có McCarty mà chất metan nay được giữ lại và dùng để cung cấp năng lượng cho hầu hết các nhà máy xử lý, vì vậy giảm bớt được sự phụ thuộc vào những nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân hủy từ xa xưa. Ông cũng được biết tới qua việc nghiên cứu về những màng vi sinh – cộng đồng vi sinh cùng với tầng đất cái như cát, đá, hay đất sét – những thứ có thể loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường nước rất tốt khi chúng phải vượt qua. Việc nghiên cứu của McCarty về những nhân tố gây ảnh hưởng đến tỉ lệ và hiệu suất của những triệt tiêu chất thải nhờ màng vi sinh đã giúp cải thiện những thiết kế cho các nhà máy xử lý nước thải tự do bằng màng vi sinh.
Dành 2/3 cuộc đời mình để nỗ lực làm sạch nguồn lực quan trọng nhất của thế giới, McCarty hiểu rằng quả là rất khó khăn để có thể làm sạch tầng nước ngầm. “Chúng ta phải khuyến khích mọi người, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, ngăn chặn việc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm” – ông nói.
McCarty cho biết ông đã rất ngạc nhiên khi biết tin mình nhận được giải thưởng – phần thưởng trị giá 150 nghìn USD và Kỷ niệm chương bằng pha lê vào ngày 16/8/2007 tại Lễ kỷ niệm Hoàng gia được tổ chức trong suốt Tuần lễ Nước Thế giới tại Stockholm.