ThienNhien.Net – Chiều nay, một nhóm các tổ chức bảo tồn gồm ENV, FFI, IUCN, TRAFFIC, WAR và WWF đã thống nhất gửi lên Thủ tướng Chính phủ một đề xuất về hướng giải quyết vấn đề hổ nuôi nhốt tại Bình Dương. Dưới đây là bản dịch nguyên văn bức thư:
Kính gửi: Ngài Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Ngài Thủ tướng kính mến,
Chúng tôi gửi thư này nhằm ủng hộ Ngài giải quyết cho vấn đề nảy sinh từ việc nuôi nhốt hổ bất hợp pháp tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng quan điểm của các tổ chức bảo tồn đang hoạt động tại Việt Nam, gồm Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), TRAFFIC, Wildlife At Risk (WAR) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm hỗ trợ Chính phủ bằng cách đề ra những hướng giải quyết phù hợp cho công tác bảo tồn hổ – một loài động vật hoang dã tối nguy cấp.
Trước nguy cơ bị đe dọa tuỵêt chủng của khoảng gần 100 con hổ còn sót lại ngoài hoang dã của Việt Nam do môi trường sống bị thu hẹp và chia cắt, nạn săn bắt và buôn bán trái phép, chúng tôi cho rằng đây là cơ hội rất tốt để Chính phủ có thể truyền tải đến toàn bộ công chúng, cũng như cộng đồng quốc tế một thông điệp rõ ràng, mạch lạc rằng Việt Nam đang thực hiện các bước rất quan trọng để bảo vệ loài này. Công chúng phải biết và hiểu rằng không ai được phép nuôi nhốt cũng như nhân giống hổ như đối với các loài vật nuôi khác, và tất cả nỗ lực nhằm tập trung bảo tồn chúng ngoài tự nhiên. Đặc biệt là việc buôn bán hổ vì mục đích thương mại bị là việc làm bị nghiêm cấm hoàn toàn trong Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Thực vật, Động vật nguy cấp (CITES), mà Việt Nam đã là thành viên từ năm 1994, và loài này cũng được bảo vệ trong nhóm 1B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Theo đó, chúng tôi xin được làm rõ một số điểm sau:
– 41 con hổ được phát hiện tại Bình Dương được khẳng định có nguồn gốc vận chuyển từ Campuchia, như vậy đã vi phạm Nghị định 82/2006/NĐ-CP. Hổ là loài có tên trong Phụ lục I của Công ước CITES, được Việt Nam thực hiện bằng Nghị định 82/2006/NĐ-CP, có nghĩa là mọi hành vi mua bán đó đã vi phạm cả điều ước quốc tế lẫn pháp luật Việt Nam.
– Theo các thông tin hiện có thì rõ ràng số hổ đang được nuôi nhốt này là bất hợp pháp. Hổ được liệt trong Nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, có nghĩa rằng chúng không thể được vận chuyển hoặc tàng trữ khi không có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (MARD). Theo điều 7 của Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định rõ “chỉ khi có đủ giấy tờ hợp lệ” thì việc “vận chuyển và tàng trữ” những động vật nhóm IB mới được coi là hợp pháp.
– Nhiều ý kiến cho rằng chúng được nhân nuôi vì mục đích bảo tồn là không có cơ sở vì cho đến nay, chưa có bất kỳ thành công nào trong việc thả hổ có nguồn gốc nuôi nhốt ra ngoài tự nhiên.
– Nguồn gốc gen của những con hổ này không thể xác định được và chúng không thuộc bất cứ chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế nào, vì vậy theo mục đích bảo tồn gen thì những con hổ đó không có giá trị bảo tồn nguồn gen.
Trên những quan điểm này, các bên tham gia ký thư này xin đề xuất một số giải pháp sau đây (liệt kê theo thứ tự ưu tiên):
1. Như các nhà chức trách đã xác nhận rằng hành vi trên là vi phạm pháp luật, những người có trách nhiệm liên đới phải bị truy cứu và xử phạt theo các điều khoản của nghị định 82/2006/NĐ-CP và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Theo các nghị định này, nếu vi phạm cấu thành tội phạm thì người vi phạm phải bị xử lý trách nhiệm hình sự.
2. Trong khi tòa án có quyền áp đặt các hình thức xử phạt theo các điều luật hiện hành của Việt
3. Tất cả số hổ trên phải được tịch thu và chuyển giao cho các trung tâm cứu hộ hoặc các vườn thú nơi có các trang thiết bị chăm sóc chúng, phục vụ mục đích giáo dục.
4. Các bên tham gia trên đây sẽ nỗ lực trợ giúp Chính phủ trong việc xử lý đối với hổ được tịch thu. Một tổ chức đã tỏ ý quan tâm tài trợ xây dựng và quản lý khu nuôi nhốt mới cho những động vật này. Việc hỗ trợ cũng sẽ được đưa ra áp dụng theo đúng Hướng dẫn của IUCN trong việc xử lý những cá thể tịch thu được.
Chúng tôi hy vọng những thông tin này góp một tiếng nói và là cơ sở rõ ràng để Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình đưa ra quyết định của mình.
Chúng tôi cũng mong muốn Ngài quan tâm đến cuộc họp sắp tới của Diễn đàn Hổ Toàn cầu sẽ được tổ chức tại
Chúng tôi một lần nữa khẳng định rất mong muốn và sẵn sàng cung cấp kỹ thuật chuyên môn khi cần đến và chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã mời cộng đồng bảo tồn tham gia vào cuộc thảo luận đóng góp ý kiến này.
Kính thư
Đại diện các tổ chức:
1. Eric Coull (WWF Greater MekongWWF)
2. Sulma Warne (Điều phối Chương trình Greater Mekong – TRAFFIC)
3. Vũ Văn Triều (Trưởng Đại diện -IUCN)
4. Tim Knight (Trưởng phòng Truyền thông – Wildlife at Risk – WAR)
5. Nguyễn Bích Hà (Quản lý Chương trình Việt
6. Vũ Thị Quyên (Chủ tịch hội đồng sáng lập – ENV)
Đồng kính gửi:
– Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng, Bộ NN&PT Nông thôn
– Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng, Bộ NN&PT Nông thôn
– Ông Hà Công Tuấn, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Đại diện cơ quan thẩm quyền CITES Việt