Sều đầu đỏ (Kỳ 2)

ThienNhien.Net – Sếu đầu đỏ ở Việt Nam thuộc về phân loài Sếu đầu đỏ phương Đông (<i>Grus antigone sharpii</i>), cùng nhóm với sếu đầu đỏ ở Mianma, Lào, Campuchia.

Năm 1988, kết quả của các đợt điều tra chính thức khẳng định sự trở lại của loài này ở Việt Nam, bao gồm: Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Vườn quốc gia Yok Đông (Đắk Lắk), Vườn quốc gia Lò Gò – Sa Mát (Tây Ninh) và Khu bảo tồn Hà Tiên (Kiên Giang). Số lượng quan sếu đầu đỏ sát được ở các khu vực này hàng năm từ 187 cho đến 1.052 cá thể. Đặc biệt gần đây đã xác định được nơi sinh sản của sếu đầu đỏ ở cạnh một số hồ thuộc địa phận của Vườn quốc gia Yok Đôn.

 
 Trứng sếu và sếu non.

Ở Việt Nam, cũng như Lào, Campuchia, Mianma, tập tính hoạt động của sếu đầu đỏ có sự khác biệt theo mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, sếu đầu đỏ sống theo nhóm gia đình nhỏ chỉ gồm bố mẹ và con non trong phạm vi lãnh thổ biệt lập ở các vùng đất ngập nước. Ban ngày, sếu trống và sếu mái chúng cùng nhau dẫn con non đi tìm kiếm thức ăn, uống nước, nghỉ ngơi, rỉa lông, và chăm sóc con non. Đêm đến chúng quay trở về ngủ bên trong hoặc gần kề ngay bên tổ, ấp con nhỏ và canh trừng các mối nguy hiểm từ các loài vật dữ và con người. Mùa khô đến, sếu đầu đỏ nhập thành bầy lớn, cùng nhau di chuyển xuống phía hạ lưu sông Mekong thuộc vùng Đồng Tháp Mười để tìm kiếm ăn. Ban ngày cả bầy cùng nhau tìm đến những vùng có sẵn thức ăn để kiếm ăn. Đêm đến chúng quay về một nơi để nghỉ ngơi. Khác với hầu hết các loài chim khác, sếu đầu đỏ thường có nơi ngủ cố định, dù đi kiếm ăn ở đâu, đêm đến chúng vẫn quay trở về nơi chúng ngủ vào đêm hôm trước để ngủ. Nơi ngủ của bầy sếu thường là những vùng nước nông, nhưng đôi khi ở những vùng đất khô cạn, bãi bùn, hoặc bãi cát.

 
 Một chú sếu lẻ bầy kiếm ăn

Chúng thường nghỉ ngơi ở những vùng nước nông, nhưng đôi khi ở những vùng đất khô cạn, bãi bùn, hoặc bãi cát. Tuy vậy, các gia đình sếu đầu đỏ vẫn thường giữ một khoảng cách nhất định với nhau. Việc hoạt động và ngủ theo bầy nhằm đảm bảo sự an toàn cho con sếu non và tạo cho những chú sếu, cô sếu “cô đơn” cố được cơ hội đẻ tìm bạn đời cho mình.
Khi ngủ sếu không nằm xuống như hầu hết các loài chim khác, mà chúng chỉ đứng trên một chân, một chân co sát vào thân, đầu cuộn vào cổ hoặc dấu dưới cánh. Là loài động vật máu nóng cho nên khi ngủ nước sếu thường phải thay đổi chân đứng vài lần trong một đêm để giữ nhiệt cho cơ thể. Khi ngủ sếu rất tỉnh và rất cảnh giác, chỉ cần nghe thấy một tiếng động lạ là chúng sẽ cất tiếng báo động đánh thức nhau, tất cả bầy sẽ tỉnh giấc kêu lên làm huyên náo cả vùng và luôn trong tư thế sẵn sàng bay đi.

 
 “Đôi bạn”!

Một số nơi cư ngụ của sếu đầu đỏ ở Việt Nam.

Vườn quốc gia Tràm Chim

Tràm Chim được nâng cấp thành Vườn quốc gia của Việt Nam vào tháng 12/1998, với diện tích 7.588ha, nằm giữa vùng đầm cỏ ngập nước rộng hơn 700.000 ha của các tỉnh Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang. Vườn nằm cách Sông Mê Kông 19km về phía Đông, địa hình bằng phẳng và có nhhiều sông suối tự nhiên. Thảm thực vật của Tràm chim bao gồm các vùng đồng cỏ, rừng tràm tái sinh và sình lầy. Tràm phân bố rộng khắp diện tích Vườn, cả ở khu vực rừng tròng và nhừng vùng đồng cỏ và sình lầy. Trong 5 quần thể đồng cỏ thuộc khu vực này, các loài Eleocharis dulcis và lúa trời là những loài có ý nghĩa bảo tồn lớn. Tràm Chim là một trong những số ít nơi thuộc vùng Đồng Tháp Mười còn tồn tại và trải rộng, vì thế đây là một khu vực quan trọng cho công tác bảo tồn lúa trời.

 
 Sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm

Vườn quốc gia Tràm chim là nơi có rất nhiều loài chim nước di cư về đây vào vùa đông, đặc biệt trong số đó, quần thể loài sếu dầu đỏ phân loài phương đông thường về đây trú đông và kiếm ăn. Vào năm 1989 và 1999, người ta đếm được số lượng chúng nhiều nhất vào khoảng từ 187 đến 814 cá thể, với số lượng trung bình khoảng 486 con trung bình mỗi năm. Năm 2001, số lượng này giảm xuống chỉ còn khoảng 50 cá thể. Trong khi đó số lượng chim về Kiên Lương lại tăng lên. Người ta cho rằng lượng sếu đầu đỏ ở Tràm Chim chuyển nơi trú đông sang phía Kiên Lương chứ không phải do bị tiêu diệt. Tuy nhiên đến mùa khô năm 2004 số lượng sếu đang có dấu hiệu tăng trở lại, với số lượng lên đến hàng trăm con.
Ngoài sếu đầu đỏ, nơi đây còn ghi nhận được loài chim đang có nguy cơ bị tuyệt chủng chim Ô tác. Tình trạng của những sih vật đặc biệt chưa được biết đầy đủ ở khu này. Dân địa phương còn nói rằng họ tìm thấy cả trứng và con non của những loài này tại khu vực, tuy nhiên thông tin này chưa được xác định một cách chắc chắn. Ngoài ra còn có nhiều loài nguy cấp khác cũng được tìm thấy ở đây. Vườn quốc gia Tràm Chim được các quỹ bảo tồn sếu thế giới liệt vào là một trong những nơi cần được chú trọng và quan tâm với những ưu tiên cho công tác bảo tồn sếu đầu đỏ phương Đông.

Đồng Hà Tiên

Đồng Hà Tiên là một cánh đồng bằng phẳng ven biển có diện tích 14.605 ha, một trong những vùng đất ngập nước theo mùa rộng lớn còn lại cuối cùng của đồng bằng sông Cửu Long. Phần của vùng đồng ở thị xã Hà Tiên dốc dần ra phía Vịnh Thái Lan, do vậy, nước lụt dễ dàng thoát đi và hầu như cả vùng chỉ bị ngập 1,5 đến 2 m vào mùa lũ.

Phần ở vùng đồng của huyện Kiên Lương đã bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt và do vậy mang một số đặc trưng nước lợ. Rải rác khắp vùng đồng Hà Tiên là các dạng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa địa hình bình nguyên. Ngoài ra còn có một số dãy đá vôi thấp cắt ngang biên giới vào đất Campuchia, các vùng đá vôi này nằm tách rời hẳn các hệ thống đá vôi khác của Đông Dương một khoảng cách đáng kể.Phần đồng Hà Tiên ở huyện Kiên Lương phần lớn là vùng trảng cỏ ngập nước theo mùa, ngoài ra còn có một số vùng rừng Tràm trồng. ở những vùng tiếp giáp, sinh cảnh tự nhiên đã bị chuyển đổi thành đất canh tác nông nghiệp và đầm tôm.

 
 Một chú sếu đầu đỏ được nuôi giữ

Vùng đồng Hà Tiên được đánh giá là một trong những vùng quan trọng nhất trong việc bảo tồn các loài chim nước lớn ở đồng bằng sông Cửu Long. Khu đề xuất có sinh cảnh đặc biệt thích hợp đối với Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii). Số lượng cao nhất là 377 cá thể đã được đếm tại khu vực Hòn Chông vào năm 2002 chiếm một tỷ trọng lớn của tổng quần thể ở khu vực trong mùa khô. Do đó, vùng Hòn Chông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo tồn phân loài này, nhất là trong bối cảnh số lượng sếu đầu đỏ ngày càng suy giảm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Một dấu hiệu rất quan trọng khác đối với công tác bảo tồn, đó là các ghi nhận về loài Quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni) tại khu vực vào năm 1999 và 2003. Sự xuất hiện của một vài cá thể này cho thấy rằng có thể có một quần thể nhỏ sinh sống ở vùng lân cận. Đây loài này đang bị suy giảm nghiêm trọng tại tất cả các khu phân bố của loài trên thế giới. Ở Việt Nam ngoài Hòn Chông ra, loài này chỉ có thể ghi nhận được Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).

Thêm vào đó ở đây còn ghi nhận được một số loài chim nước lớn khác, như: Giang sen (Mycteria leucocephala), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus) và Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis). Năm 1997 còn ghi nhận được sự có mặt của chim Ô tác (Houbaropsis bengalensis) ở vùng đồng cỏ thuộc thị xã Hà Tiên vào năm 1997.

Vườn quốc gia Yok Đôn

 
 Sếu đầu đỏ là một “vẻ đẹp tự nhiên” cần được bảo vệ

Vườn quốc gia Yok Đôn có tổng diện tích 115.545 ha, nằm trên vùng cao nguyên thấp kéo dài từ Campuchia sang phía bắc tỉnh Đăk Lăk và phía nam tỉnh Gia Lai của Việt Nam. Hầu hết địa hình khu vực bằng phẳng, với độ cao trung bình khoảng 200 mét so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là núi Yok Đôn (cao 482 mét ở phía Đông Nam của Vườn). Sông Srêpôk, một nhánh sông chính của sông Mê Kông chảy ngang qua Vườn, một số hồ nhỏ là nơi có thể giữ được nguồn nước vào mùa khô.

Thảm thực vật rừng Vườn quốc gia Yok Đôn là đặc trưng của rừng rụng lá có thành phần loài đơn giản. Cho đến nay, đã ghi nhận 474 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 28 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam. Vườn được coi là một trong 7 trung tâm đa dạng thực vật có tầm quan trọng quốc tế ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Yok Đôn còn là khu vực rất quan trọng đối với công tác bảo tồn các loài thú lớn. Trong Vườn đang còn lưu giữ các quần thể của nhiều loài thú lớn như: Voi châu Á (Elephas maximus), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (B. Javanicus) và Hổ (Panthera tigris) và các loài linh trưởng bị đe dọa trên toàn cầu là Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes) và Vượn đen má trắng (Hylobates gabriellae). Thêm vào đó, các chứng cứ từ các phần cơ thể động vật và các báo cáo sơ bộ cho thấy loài sắp nguy cấp trên toàn cầu: Nai Cà-toong (Cervus eldii)có thể vẫn tồn tại ở đây.

Ngoài ra, ở Vườn còn ghi nhận được rất nhiều loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu như: Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Chân bơi (Heliopais personata) và Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus). Nổi bật nhất, đây là địa điểm duy nhất ở Việt Nam ghi nhận được sự có mặt của loài Cò quăm lớn (Thaumatibis gigantea) loài rất nguy cấp trên toàn cầu và Công xanh có số lượng lên tới 1.200 cá thể. Đặc biệt, vào cuối tháng 11/2004, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được một sếu non khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, gần hai tổ cạnh hồ thuộc phạm vi của Vườn. Đây là ghi chép đầu tiên về vùng sinh sản của sếu đầu đỏ ở Việt Nam kể từ sau những năm 1950

Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

 
 Trứng sếu – đối tượng có nguy cơ bị đe doạ cao nhất

Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát có diện tích 18765ha, nằm ở phía tây vùng đất thấp miền Đông Nam Bộ, địa hình rất bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 5 – 10 m. Con sông lớn nhất trong khu vực là sông Vàm Cỏ. Con sông này bắt nguồn từ Campuchia, đồng thời cũng là một đoạn của biên giới (16 km) giữa Việt Nam và Campuchia. Trong vườn quốc gia có một số sông suối chảy vào sông Vàm Cỏ như sông Đa Hà ở phía đông bắc và các sông Mẹc Mu, Xa Nghê, Tà Đót, Bà Diệc.