ThienNhien.Net – Gần hai năm đã trôi qua kể từ sau trận động đất tàn khốc dưới đáy biển sâu ngoài khơi bờ biển Indonesia gây nên sóng thần phá huỷ nhiều quốc gia từ Indonesia đến châu Phi. Hồi ức về trận sóng thần kinh hoàng ấy đang dần phai đi trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên đối với hàng trăm hàng nghìn người may mắn sống sót tại những quốc gia bị ảnh hưởng, ký ức ấy vẫn không thể phai mờ.
Trận sóng thần ngày 26/12/2004 cho dù chỉ xảy ra trong vài phút nhưng có sức mạnh tàn phá khủng khiếp. Gần 230.000 người bị thiệt mạng và mất tích, bị cho là đã chết. Hơn 1,7 triệu người phải đi sơ tán. Tiêu tốn trên 10 tỷ đồng thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các tài sản khác.
Nước | Số người chết |
|
167.540 |
|
35.322 |
Ấn Độ |
16.269 |
Thái Lan |
8.212 |
Quốc gia khác (10 nước) |
555 |
Tổng cộng |
227.898 |
Nguồn: USAID (ước tính).
Sau các chương trình phân phát nguồn dự trữ cứu tế khẩn cấp trong những ngày đầu tiên, các tổ chức trợ giúp quốc tế và địa phương bắt đầu tham gia cứu trợ. Trên mức độ toàn cầu, những lời kêu gọi trợ giúp tài chính với quy mô lớn đã được phát đi trên toàn thế giới và kết quả đã quyên góp được trên 14 tỷ USD dành cho cứu trợ và tái thiết từ các cá nhân,chính phủ và các đối tượng khác. Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện cứu trợ khẩn cấp.
Quyên góp 14 tỷ USD là một vấn đề, nhưng sử dụng số tiền đó sao cho tốt lại là một chuyện khác. Trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó, hàng loạt các cơ quan nhà nước và hàng trăm tổ chức phi chính phủ đã trợ giúp cho hàng nghìn những hoạt động khác nhau tại những quốc gia bị sóng thần tàn phá để trợ giúp những cộng đồng địa phương ổn định lại cuộc sống. Nhưng hiệu quả của những việc đó đến đâu? Những bài học nào có thể rút ra ?
Những câu trả lời hữu ích cho các câu hỏi trên có trong một nghiên cứu có giá trị vừa được công bố gần đây do tổ chức Liên hiệp đánh giá sóng thần (TEC) có trụ sở tại London tiến hành. TEC là một liên minh không chính thức với trên 40 tổ chức trợ giúp của tư nhân và chính phủ, trong đó có Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Ngoại thương của Nhật Bản. Tất cả đã hợp tác để đánh giá lại mức độ hiệu quả khi kết hợp cùng nhau đem lại sự giúp đỡ nhằm giảm nhẹ thiên tai.
Tóm tắt lại báo cáo, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đang là Đại sứ đặc biệt của Liên hiệp quốc về vấn đề Khắc phục thảm hoạ sóng thần đã nhận xét rằng bản báo cáo đã cho thấy “sự phân tích trung thực” với “những ý kiến đáng khen ngợi và chưa hài lòng”. Bill Clinton đã đưa ra ba thông điệp.
Thông điệp thứ nhất đó là “chúng ta phải làm tốt hơn trong việc tận dụng và làm việc với các cơ sở tại địa phương”. Đây thực sự là một cách nói khôn khéo hàm ý rằng một số tổ chức quốc tế (bao gồm cả những tổ chức phi chính phủ) cung cấp sự trợ giúp sau thảm hoạ nhưng đã không thể hợp tác một cách chặt chẽ với cộng đồng địa phương, đôi khi dẫn đến những bất đồng nghiêm trọng.
Cựu Tổng thống
Thông điệp thứ hai nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đầu tư vào giảm nhẹ nguy cơ và những chương trình hỗ trợ sẵn sàng đương đầu với rủi ro, đặc biệt là ở địa phương. Cần phải “đầu tư nhiều hơn nữa” sao cho những cộng đồng địa phương luôn luôn sẵn sàng ở trong tư thế đương đầu với những trường hợp khẩn cấp
Đây là một bài học mà Nhật Bản thấm thía hơn ai hết. Nhật là một nước đi đầu trên thế giới lắp đặt và triển khai những hệ thống chuẩn bị sẵn sàng cho thảm hoạ tại chỗ và đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm quý báu để chia sẻ với các nước khác đang cùng chung số phận với Nhật Bản. Nhưng cho dù là vậy, rất nhiều nước đang phát triển thường không thể dành ra một khoản quỹ dự phòng khi xảy ra thiên tai và do đó không thể ứng phó kịp thời khi phải đối mặt với thảm kịch.
Thông điệp thứ ba là “cần phải diễn giải những ý định tốt đẹp thành những chương trình cải cách có ý nghĩa”. Kết luận này cũng được ông Jan Engeland, Phụ trách điều phối cứu trợ khẩn cấp Liên hiệp quốc đúc kết, khi phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo của TEC. Egeland đã nhắc lại rằng một bản báo cáo tương tự đã được chuẩn bị sau khi cứu trợ nhân đạo khẩn cấp về quyền con người tại Ruanda mười năm trước đây. Tuy nhiên những sai lầm nêu trên vẫn thường xuyên lặp lại trong các chương trình cứu trợ.
Viện Nghiên cứu Ngân hàng phát triển châu Á (ADBI) đặt trụ sở tại Tokyo đã tiến hành nghiên cứu tính hiệu quả của những chương trình khôi phục sau thảm hoạ sóng thần tại một số quốc gia ở châu Á. Những kết quả đầu tiên thu thập được tại Sri Lanka đã được chuẩn bị duới sự phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách tại Colombo. Những kết quả này đã hỗ trợ thêm cho các kết luận trong bản báo cáo của TEC, cả những thành công và bài học kinh nghiệm.
Một trong số những thành công đáng khích lệ nhất tại Sri Lanka, là những tổ chức địa phương đã phản ứng rất tích cực khi thảm kịch xảy ra, bất chấp thực tế rằng Sri Lanka chưa hề có kinh nghiệm ứng phó với thảm hoạ sóng thần khủng khiếp như vậy. Trợ giúp y tế, thực phẩm cũng như sự cung cấp các nhu yếu phẩm khác đã được triển khai ở mức độ địa phương chỉ trong vòng một ngày. Các cộng đồng đã cùng nhau hợp tác và gạt bỏ đi những rào cản về xã hội vốn từng ngăn cách họ trong nhiều thập niên qua.
Trong thế giới các nước đang phát triển, Sri Lanka cũng nổi tiếng về việc thực hiện thành công duy trì tốt dịch vụ y tế cộng đồng. Hệ thống công cộng hiệu quả được kết hợp với nhận thức cao của cộng đồng về những biện pháp vệ sinh đã bảo đảm không có dịch bệnh nghiêm trọng nào bùng phát.
Ba bài học quý giá khác rút ra từ kinh nghiệm của
Một là, sự tối cần thiết phản ứng nhanh chóng của các chính phủ và cộng đồng khi thảm họa xảy ra . Những chương trình cứu trợ và phục hồi thường phải mất nhiều tháng, thậm chí là vài năm để lên kế hoạch và thực hiện. Sự chậm trễ như vậy là không thể chấp nhận được.
Hai là, nhiều khi những nhà tài trợ và các tổ chức cứu trợ quá cầu toàn trong kế hoạch trợ giúp đã làm lỡ mất nhiều thời gian quý báu. Nhiều khi cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất để giảm nhẹ thiên tai lại là những cách đơn giản nhất. Chẳng hạn như đối với những chương trình cứu trợ về lương thực và y tế, hỗ trợ tiền mặt trực tiếp là rất hiệu quả. Hình thức này cung cấp cho những người may mắn sống sót sự giúp đỡ trực tiếp và loại bỏ hẳn tệ quan liêu. Nghiên cứu về
Ba là, chi phí tái thiết có vẻ như rất tốn kém. Trong trường hợp bùng nổ nhu cầu xây dựng tại địa phương, thường xảy ra sau thảm hoạ khi mà nhà ở, trường học, đường xá và cầu cống cần phải được sửa sang, chi phí xây dựng của địa phương tăng nhanh. Tại Sri Lanka, chi phí xây dựng thường tăng 40% – 60% hoặc nhiều hơn thế. Điều tương tự cũng đã xảy ra tại tỉnh Aceh, Indonesia sau trận sóng thần và tại Yogyakarta, miền Trung Java sau khi một cơn động đất xảy ra vào tháng 5 năm ngoái. Thậm chí giá những cây tre cũng tăng lên gấp đôi tại một số vùng.
Kết quả là trừ phi những nhà lập kế hoạch cho phép những khoản phụ phí gia tăng trong giá chi phí xây dựng, còn lại dường như những ước tính ban đầu về tài chính cần dùng cho việc tái xây dựng sau thảm hoạ thường là rất thấp.
Những hồi ức về trận sóng thần kinh hoàng tháng 12/2004 vẫn còn ám ảnh hàng trăm nghìn nguời dân châu Á. Nhưng nếu các chính phủ và những cộng đồng trên toàn thế giới rút ra được những kinh nghiệm quý báu từ những chương trình cứu trợ trong khu vực, các quốc gia ở châu Á sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn nhiều khi đương đầu với những thảm kịch sẽ xảy đến trong tương lai.