ThienNhien.Net – Nhiên liệu sinh học có thể dẫn tới việc làm tổn hại thế giới tự nhiên hơn là cứu nó từ sự nóng lên của toàn cầu. Các chính sách tốt hơn, khoa học phát triển hơn và biến đổi gen đều có thể góp phần vào cuộc cách mạng nhiên liệu sinh học sạch hơn.
Với việc giá dầu tăng và những tranh luận dữ dội về vấn đề làm thế nào để giảm thải khí cacbon, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, nhiều ý kiến hướng vào nhiên liệu sinh học như là một nguồn năng lượng sạch và có thể phục hồi.
Liên minh châu Âu mới đây đã đưa ra một chỉ thị kêu gọi các nguồn nhiên liệu sinh học để thoả mãn 5,75% nhiên liệu cho giao thông vận tải tới năm 2010. Đức và Pháp cho biết họ dự kiến hoàn thành mục tiêu đó trước thời hạn; California dự kiến việc tiến hành còn xa hơn nữa.
Đó là một câu chuyện muôn thuở về “tin tốt – tin xấu”
Dĩ nhiên chúng ta luôn muốn bảo đảm năng lượng tốt hơn và hướng tới việc đạt tới các mục tiêu (dù rất mong manh) của nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, các nguồn nhiên liệu sinh học – được tạo ra từ việc sản xuất ethanol, một loại rượu từ ngô, mía đường, và các nguồn thực vật khác – có thể là một cách làm “chi li chuyện nhỏ mà hào phóng chuyện lớn”.
Xem xét các vấn đề sau :
• Lượng nguyên liệu tự nhiên/ngũ cốc để tạo ra một lượng ethanol đổ đầy bình xăng của một chiếc Range Rover có thể đủ cung cấp cho một người trong một năm. Giả sử mỗi tuần cần đổ đầy bình xăng đó 2 lần thì lượng ngũ cốc cần có lên tới mức có thể đủ ăn cho một ngôi làng đói ở châu Phi trong một năm.
• Phần nhiều nhiên liệu mà người châu Âu sử dụng sẽ được nhập khẩu từ Brazil, nơi mà rừng Amazon đang bị đốt cháy để trồng nhiều đậu nành và mía hơn, và ở Đông Nam Á, nơi mà các đồn điền cọ dầu đang phá huỷ ngôi nhà rừng nhiệt đới của những chú đười ươi và nhiều loài khác. Các loài sinh vật đang hấp hối vì những hoạt động của chúng ta.
• Nếu ethanol được nhập khẩu từ Mĩ, có thể là từ cây ngô, mà trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm ethnol này người ta đều sử dụng nhiên liệu hoá thạch, từ sự trồng trọt sử dụng các máy bón phân và máy kéo để xử lý và vận chuyển. Việc tăng sản lượng ngũ cốc tiêu tốn hơn 30% năng lượng so với lượng nhiên liệu được tạo thành, theo sau đó là đất trồng bị xói mòn và nguồn nước bị ô nhiễm.
• Theo một nguồn tin đáng tin cậy, việc hoàn thành mục tiêu 5,75 % sẽ cần một phần tư diện tích đất trồng ở châu Âu.
• Việc sử dụng ethanol thay xăng làm giảm tổng cộng phát thải khí cacbon dioxit chỉ khoảng 13% do sự ô nhiễm gây ra trong quá trình sản xuất, và bởi ethanol chỉ thu được 70% lợi ích của xăng dầu.
• Giá lương thực đang tăng. Chỉ với khoảng 10% lượng đường thu hoạch của thế giới là được chuyển thành ethanol, giá của đường đã tăng gấp đôi; giá của dầu cọ đã tăng 15% so với năm trước và được dự kiến tăng hơn 25% trong năm kế tiếp.
Không mấy ngạc nhiên khi mà nhiều người đang gọi nhiên liệu sinh học là “diezen phá rừng”, trái ngược với loại nhiên liệu thân thiện với môi trường mà tất cả đang tìm kiếm. Với rất nhiều vùng đất trồng trọt đang rơi vào thế độc canh, với tất cả những điều đang đe dọa cuộc sống hoang dã, chúng ta có thật sự muốn tạo thêm những sa mạc cằn cỗi hay không? Một số ý kiến khác tỏ rõ lo lắng về ảnh hưởng của nhiên liệu sinh học lên giá lương thực, mà đặc biệt sẽ tác động tới người nghèo, những người dành phần lớn thu nhập của họ cho lương thực.
Đẩy mạnh công nghệ sinh học
Vậy cần phải làm những việc gì? Bước đầu tiên là tăng sự hiểu biết của chúng ta về cách thức tự nhiên sản xuất ra năng lượng.
Điều đáng kinh ngạc là các nhà khoa học vẫn chưa có một hiểu biết đầy đủ về sự quang hợp, quá trình mà các loài thực vật sử dụng năng lượng mặt trời để hấp thụ carbon dioxit và tạo ra hydrat-carbon.Công nghệ sinh học, mà danh tiếng đang bị lu mờ bởi sự phản đối của công chúng về thực phẩm biến đổi gen, có thể tạo ra nhiều đóng góp quan trọng. Theo tạp chí Khoa học tự nhiên, công nghệ tái tổ hợp là sẵn có để có thể tăng lượng ethanol sản xuất được, làm giảm tác động xấu đến môi trường từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất, và cải tiến hiệu quả quá trình xử lý sinh học ở nhà máy tinh chế.
Hãng công nghệ sinh học Thụy Sĩ Syngenta đang phát triển một loại ngô theo kĩ thuật di truyền có thể tự chuyển hoá thành ethanol thông qua một loại enzym đặc biệt.Các hãng khác thì đang thiết kế những loại cây có ít chất gỗ hơn (chất này giúp cây đứng vững nhưng lại gây khó khăn hơn trong việc chuyển xenlulozo thành ethanol.
Một số nhà bảo vệ môi trường lo lắng rằng những cây được thay đổi đó sẽ được lai với cây tự nhiên, dẫn đến một khu rừng ủ rũ thay vì một khu rừng cao thẳng, cung cấp gỗ và tạo nơi trú ngụ cho các loài hoang dã.Trong bước tiến xa hơn, công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ giúp chuyển bào gỗ, chất thải nông nghiệp, và những cây liễu thành ethanol sinh học rẻ hơn và sạch hơn, và bằng cách đó giúp cho việc thoả mãn nhu cầu năng lượng trong khi vẫn cải thiện hình ảnh của nó.
Sự đóng góp của công chúng
Tuy nhiên, như thế là hoàn toàn không đủ; công nghệ sinh học là rất quan trọng và không thể để phó mặc cho khu vực tư nhân.Nhiều lợi ích xã hội và môi trường của năng lượng sinh học không được đề cập trên thị trường, vì vậy khu vực nhà nước cần can thiệp để bảo đảm rằng các lợi ích đó được thực hiện.
Một bước đi tức thời, dễ dàng là áp dụng hiệu quả sử dụng nhiên liệu được cải tiến cho tất cả các dạng phương tiện giao thông, bắt đầu với xe ô tô cá nhân. Việc tăng 20% trong tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả nhiên liệu là khả thi với việc sử dụng công nghệ hiện thời, và sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với lượng nhiên liệu sinh học có thể sản xuất của châu Âu.
Chính phủ cũng cần thể hiện vai trò lãnh đạo dưới dạng các hình thức khuyến khích kinh tế để giảm thiểu cạnh tranh giữa lương thực và cây trồng nhiên liệu, và đảm bảo rằng nước, vùng đất nông nghiệp chất lượng cao và đa dạng sinh học không bị huỷ hoại.Các tính toán về đầu tư năng lượng cần bao gồm cả các tác động môi trường lên đất đai, nguồn nước, thay đổi môi trường, và các dịch vụ sinh thái.
Điểm mấu chốt cuối cùng là nhiên liệu sinh học có thể góp phần vào các mục tiêu năng lượng và môi trường chỉ là một phần của chiến lược toàn diện, trong đó bao gồm sự bảo tồn năng lượng, tính đa dạng của các nguồn năng lượng bền vững, hiệu quả cao hơn trong sản xuất và vận chuyển và sự quản lý chặt chẽ hơn trong việc sản xuất ethanol.
Ghi chú:
Jeffrey A McNeely, tác giả bài báo này là nhà khoa học đứng đầu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) ở Thụy Sĩ.