ThienNhien.Net – Tại trường Đại học Rice ở Houston, trong một báo cáo vào tháng 11/2006, các nhà khoa học đã đề cập đến vấn đề một chẩt vô cơ tương tự rỉ sét, cấu thành một loại tinh thể nhỏ, có thể mang lại phương pháp đơn giản, không tốn kém để tách nguyên tố Asen (As) ra khỏi nước uống. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ ung thư cho hàng chục triệu dân nghèo ở Trung quốc và Đông Nam Á, nơi có mức độ As cao trong rất nhiều nguồn nước.
Ô nhiễm Asen đã và đang là mối đe dọa khá ngiêm trọng đối với nguồn cung cấp nước ở một số nơi của Mĩ Latinh, châu Mĩ và châu Phi, đến mức, các cục bảo vệ môi trường đã phải can thiệp giảm “chỉ tiêu” tính xét nhiễm As tại các hệ thống cấp nước từ 50 xuống còn 10 đơn vị.
Báo cáo nói trên là một trong những điều tra mới nhất về lĩnh vực sử dụng công nghệ nano vào môi trường. Ở tỉ lệ nhỏ như vậy, các vật chất thông thường thường xuất hiện nhiều đặc tính mới. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã tạo nên những tinh thể vô cơ tương tự rỉ sét gọi là sắt từ. Họ nhận thấy khi các tinh thể nhỏ hơn 40 nanomét, chúng sẽ nhạy cảm hơn đối với các vùng từ trường thấp và họ hy vọng chúng sẽ hoạt động theo những hạt lớn hơn.
Ở kích thước 12 nanomét, các nhà khoa học nhận thấy, các phần sắt từ có thể hút nguyên tố As nhiều gấp 100 lần so với sắt được sử dụng trong các bộ lọc, tuy vậy chúng vẫn được tách ra khỏi các chất lỏng được thí nghiệm bằng các cục nam châm từ tính đơn giản (loại có trong linh kiện máy tính).
Trong khi điều này mới chỉ diễn ra trong các phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng việc chuyển nguyên tố As có thể chỉ đơn giản như việc đổ một lượng nhỏ bột từ tính vào một lọ đựng nước giếng và đợi một lúc, trong lúc ấy một lượng As chắc chắn đã bị hút xuống đáy bằng từ tính đơn giản.
Giáo sư Masson B.Tomson – đồng tác giả bản báo cáo – nói: “Việc này sẽ mất từ 1 đến 2 xu một ngày cho một gia đình 4 người ở các nước đang phát triển”. Ông cho rằng, quá trình này sẽ thu được một lượng nhỏ cặn bã As đã bị hút lại – một năm sẽ có thể thu được đầy một bát tương tự bát ăn cơm nếu người dân thu nhặt và xử lí bằng quá trình xử lí này.
Các cộng đồng có hệ thống nước tập trung phải sử dụng công nghệ đã có sẵn là bộ lọc để hút As. Không ai biết về nguy cơ của các cặn As có thể vô tình ngấm qua đất trở lại nguồn nước. Xét về công nghệ, một số chuyên gia cho rằng, việc hút từ tính nghe có vẻ gây tò mò. Alexander Van Geen, nhà khoa học của Đài thiên văn Lamont – Doherty, đại học Columbia nói: “Tất cả hệ thống chuyển dời nguyên tố As đến nay đều đòi hỏi có bộ lọc”. Ông cũng đề cập đến một giải pháp đơn giản nhằm tránh nhiễm Asen là khoan các giếng nước sâu hơn.