ThienNhien.Net – Gần 25 năm qua, kể từ khi công việc đánh giá hiểm hoạ môi trường được Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NAS) hệ thống hoá, và cho ra đời cuốn “Sách đỏ" vào năm 1983, lĩnh vực khá mới mẻ này hiện đang ở trong giai đoạn phát triển quan trọng. Là một phương pháp khoa học quan trọng liên quan đến việc đề ra các quy định về chất độc hại, cách thức tiến hành đánh giá rủi ro không đơn giản chút nào.
Từ năm 1983, rất nhiều phương pháp tinh vi đã được thực hiện. Ban đầu là những xét nghiệm đối với động vật tiềm ẩn lượng chất độc cao, rồi dần phát triển đến các phương pháp ngày càng tinh vi hơn, chỉ ra tác động của chất độc hại đối với các loài động vật và cả con người.
Các mô hình mới đây đã đưa ra những dự đoán về lượng chất độc hại có trong trẻ em, phụ nữ mang thai và trong những người suy giảm trao đổi chất do có cấu tạo gen đặc biệt. Nhưng những tiến bộ này hiện không thể so sánh được với phương pháp giám sát sinh học, vì dùng phương pháp này có thể đo được lượng của từng chất độc hại riêng biệt ở những mức khá thấp (thậm chí cả thành phần của chúng) có trong con người, cụ thể là trong nước tiểu và máu.
Vậy tại sao nó được đánh giá là bước đột phá quan trọng và tại sao lại đặt công việc đánh giá hiểm họa vào một bước ngoặt không chắc chắn như vậy?
Trước tiên, giám sát sinh học cho chúng ta biết rằng câu châm ngôn “Việc gì đến, sẽ đến” đặc biệt thích hợp khi nói đến các hoá chất độc hại. Điều này chúng ta đã từng biết bởi vì thực tế những chất hoá học có chứa trong các sản phẩm tiêu dùng như: chất chống cháy, lớp mạ Teflon hay chất làm dẻo lưu lại trong cơ thể chúng ta có lẽ là từ trong dạ dày trở ra.
Điều này làm tãng đáng kể đồng vốn dành cho việc đánh giá hiểm hoạ vì chúng ta không chỉ nói về khả năng phơi nhiễm của các giác quan trên lý thuyết vào một thời điểm nào đó trong tương lai mà còn đề cập đến sự phơi nhiễm ngay lúc này đối với những người vừa được xét nghiệm máu.
Báo cáo Địa lý quốc gia (Mỹ) tháng 10/2006 trong lĩnh vực giám sát sinh học đã chỉ ra được nhiều chất hoá học có trong máu của một phóng viên có mức chất chống cháy nhiễm brôm cao hơn bình thường. Hẳn là anh này và tất cả mọi người đều muốn biết nguồn gốc của những chất này, ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ, và tại sao không ai lý giải được việc những chất này đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ. Để tìm ra câu trả lời, mọi người đang trông chờ vào công việc đánh giá hiểm hoạ.
Theo một bản báo cáo mới về giám sát sinh học của Học viện quốc gia (NAS, 2006), điều đáng mừng là đã có các kĩ thuật để ứng dụng, tuy mới chỉ là bước đầu. Thật trớ trêu, một trong các kỹ thuật để giải quyết các vấn đề giám sát sinh học lại chính là… giám sát sinh học.
Tại sao giám sát sinh học lại chỉ được dùng để tìm ra các chất hoá học mà không giúp chúng ta tìm hiểu xem liệu những người có hàm lượng một chất hoá học cao sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ hơn những người khác hay không?
Ðây là vấn đề của ngành dịch tễ học, một ngành đang gặp rất nhiều trở ngại vì nghiên cứu trực tiếp trên con người khó hơn rất nhiều so với nghiên cứu trên cơ thể chuột trong các phòng thí nghiệm. Một trong những khó khăn chính đó là việc xác định mức độ phơi nhiễm của các đối tượng nghiên cứu.
Những dữ liệu đánh giá sinh học chuẩn sẽ loại bỏ được khó khăn này và trực tiếp đặt ngành dịch tễ học về truyền thống nghiên cứu phản ứng với từng liều lượng và đánh giá hiểm họa. Do xuất hiện ngày càng nhiều dấu hiệu sinh học, các nhà dịch tễ học có thể kiểm tra được tất cả các giả thuyết và hiện đang tìm ra mối liên hệ hợp lý giữa việc phơi nhiễm chất hóa học ở liều lượng thấp và những ảnh hưởng của chất độc hại đối với con người.
Những nhà đánh giá hiểm họa hầu hết là các chuyên gia về chất độc đã được đào tạo trong lĩnh vực thử nghiệm động vật tuy không phải là thực tế nhưng được kiểm soát chặt chẽ. Liệu các nhà đánh giá hiểm họa đã sẵn sàng tiếp nhận sự đổi mới tư duy trong ngành dịch tễ học cho thấy việc nghiên cứu được kiểm soát trong phòng thí nghiệm không thể cung cấp cho chúng ta tất cả những gì cần biết về hiểm họa hay không? Hi vọng rằng câu trả lời là “Có”.
Thực tế là họ đã làm được với trường hợp chì và thủy ngân. Giám sát sinh học kết hợp với những thử nghiệm trên người qua nhiều năm đã chỉ ra những hiểm họa cụ thể của những chất này ngay ở liều lượng thấp, có trong sơn và xăng dầu và cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều cá.
Theo tư duy mới này, tất cả các thành phần cơ bản của cuộc sống từ những chất phthalate có trong mỹ phẩm đến các chất gây ô nhiễm chứa trong các loại đồ ăn mới được phát hiện mà đồng thời cũng có trong tên lửa và bom, đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai ngay cả khi ở mức độ thấp.
Các phát hiện này được xác định ở liều lượng thấp và đã thường gặp ở những người trung niên Mỹ. Tính nhạy cảm của việc thử nghiệm trên người có thể liên quan đến thực tế là nếu chúng ta tiến hành thử nghiệm dịch tễ học dựa trên giám sát sinh học với đủ số lượng người, chúng ta sẽ có thể tìm ra được một nhóm khá nhạy cảm. Những động vật dùng trong nghiên cứu chất độc là lai cùng dòng nên thực tế có thể thay đổi nếu có những biến thể.
Những phát hiện mới của CDC về chất pecloric cho biết: đàn ông và phần lớn phụ nữ không nhạy cảm với chất này. Tuy nhiên, một số phụ nữ đồng ý cho vào cơ thể một lượng iốt để làm thí nghiệm thì lại bị ảnh hưởng với chất pecloric. Phát hiện này đã đặt công việc đánh giá hiểm họa vào bước ngoặt giám sát sinh học. Liệu nó có bao quát những phát hiện mới và chấp nhận những điềm báo và cả sự không chắc chắn liên quan đến thử nghiệm trên người; hay lại tiếp tục tiến hành những nghiên cứu có kiểm soát trong phòng thí nghiệm mà giờ đây chúng ta thấy rằng không còn chính xác như trước đây chúng ta vẫn nghĩ.
Sự dao động trong những năm gần đây hướng dịch tễ học nghiêng về việc nghiên cứu những phản ứng đối với liều lượng, hạn chế thử nghiệm trên động vật nhằm nâng cao độ tin cậy.
Trường hợp nghiên cứu hai chất phthalate và pecloric sẽ chỉ ra liệu những cá nhân có thẩm quyền đã hoàn toàn chấp nhận phương pháp đánh giá hiểm họa dựa trên giám sát sinh học hay chưa – bởi điều này có nghĩa là những tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm cũng như chế biến đồ ăn thức uống sẽ nghiêm ngặt hơn.
Thách thức đối với các nhà đánh giá hiểm họa là phải sử dụng các dữ liệu đánh giá sinh học một cách có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời tránh để cho phương pháp mới này rơi vào tình trạng sa lầy do bế tắc hay không hoạt động.