Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xem là một giá trị cao quý trong nhiều giá trị văn hoá của loài người. Nhưng đối với đa số động vật thì chế độ hôn nhân này lại cực kỳ hiếm xảy ra.
Trong gần 5.000 loài động vật có vú, chỉ khoảng 3% đến 5 % là có quan hệ lứa đôi chung thuỷ suốt đời. Nhóm này gồm hải ly, rái cá, chó sói, một số loài dơi, cáo và một số loài động vật có móng. Nhưng ngay cả một số loài động vật sống cặp đôi lâu dài với nhau đôi khi cũng “thay lòng đổi dạ” trong một vài trường hợp. Chẳng hạn như loài chó sói, chúng sẽ tận dụng chút ít thời gian rỗi để tìm bạn đời mới nếu như bạn đời cũ chết hoặc không thực hiện hoạt động tình dục được nữa.
Sống chung thuỷ có thể là một cuộc đấu tranh của phần đông các loài động vật. Trước hết bởi con đực luôn cố gắng mở rộng gen di truyền của mình, còn con cái thì cố gắng tìm kiếm “người cha” tốt nhất cho con của nó. Hơn nữa, hôn nhân một vợ một chồng đòi hỏi mỗi cá thể phải đầu tư hết mình để phù hợp với ngưòi bạn đời. Đặt tất cả trứng trong một rổ cũng có nghĩa là có quá nhiều áp lực cho mỗi con vật khi phải chọn một người bạn đời hoàn hảo, như loài người đã học được, điều này cần phải cực kỳ tinh tế.
Với những phát hiện mới đây của cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học hiện đã chỉ ra ba kiểu hôn nhân khác nhau:
– Hôn nhân tính dục là việc thực hiện giao phối chỉ với một bạn đời trong một khoảng thời gian.
– Hôn nhân xã hội là khi mà các động vật sống kết đôi với bạn đời và sản sinh ra các thế hệ con cháu nhưng vẫn có sự thay đổi bạn đời hoặc gọi theo thuật ngữ khoa học là “sự giao cấu cặp đôi mở rộng”.
– Hôn nhân di truyền được xem xét thông qua các xét nghiệm DNA có kết quả khẳng định các đứa con của con cái được lấy giống từ một con đực.
Đối với con người, hai hình thức hôn nhân tính dục và hôn nhân xã hội tồn tại đồng thời. Nhưng với những loài vật khác, điều này không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn, khoảng 90% loài chim là các bầy đàn có hình thức hôn nhân xã hội. Chúng cùng sống và nuôi nấng con cái, nhưng vẫn có thể có những đối tác khác. Một cuộc thí nghiệm nổi tiếng đã nhận thấy rằng những con chim cái màu đen đã sống cặp đôi với những con đực không còn khả năng sinh đẻ nhưng chúng vẫn đẻ trứng. Những con cái này không thể cất tiếng hót vui vẻ theo cách của một con cái sinh sản bình thường. Cũng như vậy, những loài được xem là có tính chung thuỷ cao như vượn và thiên nga thì giờ đây cũng được biết đến như những con vật biết lừa dối, ruồng bỏ bạn đời và thậm chí “ly dị” giống như con người.
Sư tử (Ảnh: Animal Photo Archive) |
Mê mẩn yêu đương
Nghiên cứu một số nhóm động vật, các nhà khoa học đã tìm ra đầu mối có giá trị về cơ sở sinh học của tính trung thực. Loài vật được nghiên cứu nhiều nhất ở bình diện này là loài chuột, đặc biệt là những con chuột đồng. Con chuột đực chỉ thích làm bạn đời chung thuỷ với con cái mà nó có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Và lòng chung thuỷ của nó gần như thái quá. Chẳng những không tán tỉnh con chuột cái khác, một con chuột đồng đực đã kết hôn còn tấn công thực sự những kẻ phá đám. Nhiều năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những hành vi ứng xử không bình thường ở nhiều mức độ của bộ phận truyền dẫn thần kinh trung ương trong não bộ của động vật gặm nhấm. Điều thú vị là, nếu một trong các loài này có dùng một chút chất Amin thì hệ thần kinh cũng bị “nghiện” như con người.
Một loài động vật khác cũng “dị ứng” với sự không chung thuỷ trong cuộc sống lứa đôi, đó là những con chim kền kền đen chuyên ăn xác thối. Nó sẽ lập tức tấn công những kẻ đến tán tỉnh bạn đời của mình. Sự chung thủy của kền kền khiến những con kền kền bé hạnh phúc hơn bởi chúng được bố mẹ luân phiên nhau ấp trứng, mỗi phiên là 24 giờ và trong vòng 8 tháng, những con kền kền bé bỏng sẽ được nuôi bởi cả hai bố mẹ.
Chó sói (Ảnh: Animal Photo Archive) |
Vẫn là một bí mật
Trong khi các nhà khoa học bước đầu phát hiện ra manh mối về nguyên nhân khiến một vài loài động vật sống chung thuỷ thì những nguyên nhân cơ bản vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Giải thích được chấp nhận nhiều nhất là: chế độ hôn nhân một vợ một chồng được tạo ra trong những hoàn cảnh thế hệ sau sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn nếu cả hai bố mẹ cùng nuôi dưỡng nó. Điều này giúp giải thích tại sao con người có xu hướng duy trì chế độ hôn nhân một vợ một chồng bởi thời kỳ trưởng thành ở người kéo dài. Tuy nhiên giải thích này không đúng với tất cả các loài. Những con sơn dương nhỏ Đông Phi lại duy trì hôn nhân vì tính dục, những con đực thì không quan tâm lắm đến việc chăm sóc con non.
Và như vậy, tình trạng đồng tính luyến ái và chế độ đa thê là không thể kiểm soát được trong thế giới hoang dã. Hôn nhân một vợ một chồng giống như hương vị ngọt ngào của cuộc sống sinh lý và mặc dù là hiếm hoi, song điều đó vẫn không tẻ nhạt chút nào.