Bảo tồn những loài động vật “kỳ quái nhất”

Ngày 16/01/2007, một nỗ lực bảo tồn đã được công bố nhằm mục đích bảo vệ các loài động vật cổ nhất và hiện đang bị xem nhẹ trên thế giới.

Đó là Chương trình nghiên cứu về các loài có sự khác biệt tiến hóa và đang bị nguy cấp (EDGE), do Hội Động vật Luân Đôn khởi xướng, tập trung vào các loài động vật có lịch sử tiến hóa độc đáo và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai không xa.

Dự án này tổng hợp tất cả các cứ liệu hiện có của các loài liên quan và đang trong tình trạng bị đe dọa để lập nên danh sách 100 loài ưu tiên trên toàn thế giới.

Samuel Turvey, một trong các nhà khoa học thuộc Hội động vật Luân Đôn cho biết: Trong năm 2007, dự án sẽ tập trung vào 10 loài có mức độ ưu tiên cao từ danh sách đó, những loài có khả năng bị lọt qua các khoảng trống bảo tồn mà không được chú ý.

Turvey nói rằng: “Trong số 100 loài mà chúng tôi đang tập trung bảo tồn thì có đến 70 % số loài không nhận được hoặc nhận được rất ít sự quan tâm bảo tồn”. Trong đó, loài được ưu tiên cao nhất là Cá heo sông Dương Tử ở Trung Quốc (Lipotes vexillifer) có thể đã bị tuyệt chủng.

Loài cá heo này đã tách ra khỏi nhóm các loài cá heo nước ngọt khác từ cách đây khoảng 20 triệu năm. Cuộc khảo sát gần đây của Turvey trong toàn bộ phạm vi phân bố đã biết của loài này đã không xác định được bất cứ dấu hiệu tồn tại nào của chúng. Theo ông, “loài này đã bị biết mất do không có được những hành động bảo tồn kịp thời”. Ông cũng cho biết: “Trong 20 năm qua, những việc các nhà bảo tồn đề xuất cần phải thực hiện đã không được tiến hành. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng sẽ không có điều tương tự xảy ra đối với các loài khác như nó đã xảy với loài cá heo sông Trung Quốc này”.

EDGE sẽ tăng cường nâng cao nhận thức về các loài động vật và tình trạng khẩn cấp của chúng cũng như tài trợ các nghiên cứu về nơi ở tự nhiên của các loài này để giúp thực hiện các kế hoạch bảo tồn.

10 loài trọng tâm năm 2007

Các loài trọng tâm do Hội động vật Luôn Đôn đề xuất ưu tiên bảo tồn trong năm 2007 gồm:

Cá Heo sông Dương Tử, Trung Quốc (Lipotes vexillifer): Đây là loài cá heo nước ngọt có màu xanh xám với đôi mắt nhỏ xíu, chúng sống ở một trong những con sông náo nhiệt và có nguồn nước tồi tệ nhất trên thế giới – Sông Dương Tử của Trung Quốc.

Từ giữa những năm 1980, các nhà bảo tồn đã đề xuất đưa một số cá thể loài này đến môi trường an toàn hơn để thiết lập chương trình nhân giống, thế nhưng do thiếu nguồn kinh phí nên chương trình này đã không được thực hiện. Đến nay, nhiều nhà khoa học cho rằng loài này có thể đã bị tuyệt chủng.

Thú lông nhím (Zaglossus bruijni): Loài thú đơn huyệt có lông như lông nhím và đẻ trứng là loài thú bản địa cuối cùng của đảo New Guinea hiện còn sống sót. Chúng có cái mõm đặc trưng dài bằng hai phần ba chiều dài của đầu.

Cùng với nạn phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ và khai thác mỏ, nạn săn bắt đang là những nguyên nhân chính đe dọa đến loài thú này.

 Thú lông nhím
 Thú lông nhím (Zaglossus bruijni)


Thú ăn kiến Caribê
(Solenodon paradoxus): Loài này giống các loài chuột cây và là cư dân bản địa thuộc vùng đảo Caribê của châu Mỹ Latinh. Kích cỡ của chúng chỉ gần bằng cỡ loại chuột cống to. Đây là một trong số ít các loài thú tiết ra nước bọt độc, khi kiếm ăn chúng tiêm nọc độc vào con mồi thông qua một cái ống đặc biệt ở chân trước.

Đặc tính chậm chạp và vụng về khiến loài thú này không thể chống chọi được với các con vật dữ như chó, mèo, và chúng còn bị đe dọa bởi nguy cơ mất nơi sống do các hoạt động của con người và nạn phá rừng.

 
 Thú ăn kiến Caribê (Solenodon paradoxus)

Lạc đà Bactri (Camelus bactrianus): Loài này có khả năng sống sót sau vài ngày khi hết thức ăn và nước uống, chúng sống thích nghi với vùng dễ bị ảnh hưởng Gobi (sa mạc phía nam Mông Cổ). Có vẻ như đây là tổ tiên của các loài lạc đà hai bướu.

Nơi ở của loài lạc đà này đang bị mất đi do khai thác mỏ và phát triển công nghiệp. Đồng thời có sự canh tranh gay gắt về thức ăn và nước uống với các loài vật nuôi thả rông, bao gồm cả các loài lạc đà thuần dưỡng. Rất nhiều trong số chúng bị bắn khi đang kiếm ăn ở rìa ngoài các khu bảo vệ. Các nhà bảo tồn còn lo ngại mối hiểm họa từ việc lai tạp với các loài lạc đà nhà sẽ dẫn đến việc mất đi tính đa dạng nguồn gen của các quần thể hoang dã.

 Lạc đà BactriLạc đà Bactri
Lạc đà Bactri (Camelus bactrianus)

Hà mã nhỏ (Choeropsis liberiensis): Loài này được phân biệt với họ hàng của nó là loài hà mã thường nhờ vào các đặc điểm: đầu tròn, mắt nằm ở hai bên thay vì ở phía trước và ngón chân có các móng nhọn riêng biệt thay vì có màng bơi. Cũng giống như họ hàng của nó, loài hà mã nhỏ tiết ra các chất dầu dậm đặc như mồi hôi máu cho phép chúng có thể lặn trong nước hoặc phơi mình trên cạn trong thời gian dài.

Hiện nay loài hà mã nhỏ chỉ còn xuất hiện rất ít và co cụm ở vùng Đông Phi do các hoạt động khai thác gỗ, canh tác, và định cư của con người. Thêm vào đó, chúng còn bị săn bắt làm thức ăn.

Hà mã nhỏ
Hà mã nhỏ (Choeropsis liberiensis)

Cu li nhỡ (Loris tardigradus): Loài linh trưởng có kích cỡ nhỏ, với chân tay đều nhỏ và dài chỉ được tìm thấy ở Sri Lanka. Chúng có khuôn mặt nhỏ, nhưng đôi mắt to tròn có thể nhìn tốt trong bóng đêm để bắt côn trùng.

Cả hai phân loài trong loài này đang phải đối mặt với nguy cơ mất nơi ở do nạn khai thác gỗ, sản xuất nông nghiệp và phát triển. Đồng thời, chúng còn bị săn bắt làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Cu li nhỡ
Cu li nhỡ (Loris tardigradus)

Linh dương Hirola (Beatragus hunteri): Đây có lẽ là loài linh dương quý hiếm nhất trên thế giới. Vệt trắng ngang trán và hai vòng tròn quanh mắt làm cho chúng nhìn giống như đang đeo kính.

Bệnh dịch, vật dữ và cạnh tranh với đàn gia súc nuôi đang là những mối đe dọa chính yếu đối với loài này ở Somali và Kenya. Và có lẽ, việc săn bắt trộm là mối hiểm nguy lớn nhất cho chúng.

Linh dương Hirola (Beatragus hunteri)

Chuột chù mông vàng (Rhynchocyon chrysopygus): Loài này có một vệt lông màu vàng tươi ở phía sau và có thể dễ dàng phân biệt chúng với các loài chuột khác nhờ vào chiếc vòi dài giống vòi voi. Kích cỡ bằng loại mèo nhỏ, nhưng chúng là loài chuột cây to nhất. Chân của chúng dài và thon, đôi mắt và tai lớn, đuôi của chúng dài và gần như không có lông.

Loài chuột cây này là loài đặc hữu của Kenya, tuy nhiên chỉ được tìm thấy ở một số mảng rừng nhỏ bị phân mảnh ở vùng bờ biển. Sự phá hủy nơi sống là hiểm họa lớn nhất đối với sự tồn tại của chúng, dường như nơi sống của chúng hiện nay quá nhỏ để có thể nuôi dưỡng các quần thể loài này.

ng vàng
Chuột chù mông vàng (Rhynchocyon chrysopygus)

Dơi ong nghệ (Craseonycteris thonglongyai): Trọng lượng khoảng 2g, đây là loài thú nhỏ nhất trên thế giới. Sinh vật có kích cỡ bằng con ong nghệ này có mũi giống mũi lợn, tai to và đôi mắt nhỏ bị thường bị lông che khuất.

Loài dơi này được tìm thấy trong các hang động tại Vườn quốc gia Sai Yok, Thái Lan và từng được ghi nhận ở miền đông nam Mianma. Cùng với mối đe dọa từ sự tò mò của du khách và việc sưu tập cho khoa học, hiện nay loài này đang bị đe dọa từ việc đốt rừng gần hang động nơi chúng cư trú.

Dơi ong nghệ
Dơi ong nghệ (Craseonycteris thonglongyai)

Chuột nhảy tai dài (Euchoreutes naso): Có rất ít điều được biết đến về loài động vật gặm nhấm nhỏ bé có đôi tai lớn này. Chuột nhảy được phân biệt với chuột nhờ vào một số đặc điểm như: đuôi dài xù to, chân sau cao và đôi tai to gấp ba lần kích cỡ của đầu.

Loài này sinh sống trong các sinh cảnh hoang mạc ở phía tây bắc Trung Quốc và phía Nam Mongola. Chúng đang phải đối mặt với sự tác động tới nơi ở bởi gia súc chăn thả. Thêm vào đó, nguồn nước uống của chúng đang dần bị cạn kiệt.

Chuột nhảy tai dài
Chuột nhảy tai dài (Euchoreutes naso)