Báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tháng 10/2006 cho biết, hiện tượng băng tan ở Greenland đạt tốc độ 65,6 kilômét khối, vượt xa mức tái tạo băng 22,6 kilômét khối một năm từ tuyết rơi. Trung tâm Hadley của Anh chuyên nghiên cứu và dự đoán thời tiết cũng dự đoán: 1/3 hành tinh sẽ chịu ảnh hưởng của hạn hán nếu việc thay đổi khí hậu không được kiểm soát.
Nhấn mạnh tới hiểm họa từ việc thay đổi khí hậu, Phó Tổng thống Kenya – ông Moody Awori – phát biểu trong bài diễn văn khai mạc cuộc họp thường niên của Liên hợp quốc (LHQ), tổ chức vào tháng 11/2006: “Tất cả chúng ta có mặt tại đây sáng nay đại diện cho nhân loại bởi chúng ta công nhận rằng sự biến đổi khí hậu đang nhanh chóng hiện lên rõ nét là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà con người sẽ phải đối mặt”.
Trước sự góp mặt của 5.000 đại biểu, đại diện của Hoa Kỳ khẳng định, trong thời gian gần đây, Chính phủ đất nước này đã có những hành động tích cực để hạn chế sự gia tăng các chất thải làm Trái đất nóng lên và Mĩ không có dự định sẽ thay đổi ý kiến của mình trong việc chống lại những quy định của nghị định thư Kyoto (*).
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Trưởng đoàn đại biểu của Mĩ – ông Harlan Watson đã bào chữa cho thái độ phản đối của Mĩ đối với những quy định bắt buộc về cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có trong Nghị định thư Kyoto. Theo ông, trong các quốc gia tham gia kí Nghị định thư
Trong hai tuần làm việc tiếp theo, các đại biểu đã có một cuộc họp kín về những phát hiện gần đây nhất của các nhà khoa học về tình trạng nóng lên của Trái đất. Việc công bố sẽ được thực hiện trong buổi đánh giá toàn diện của LHQ tổ chức vào năm 2007 với sự tham gia của các nhà khí tượng học hàng đầu thế giới.
Những kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2006 cho thấy, nhiệt độ thế giới đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Chính điều này đã gây nên hiện tượng Trái đất nóng lên trong vòng 30 năm trở lại đây.
Các nhà khoa học cho rằng: thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng thêm 1oC do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO2), mêtan (CH4) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí (như N2O, HFCs, PFCs, SF6) – sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn khác.
Phụ trương biến đổi khí hậu của LHQ năm 1992 và Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã yêu cầu 35 nước công nghiệp phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm lượng khí thải ở mức 5% so với mức năm 1990.
Tại Nairobi, các nước tham gia vào Nghị định thư
Trích dẫn những số liệu gần đây nhất của tổ chức LHQ, ông H. Watson chỉ ra rằng: Mĩ đã có nhiều động thái tích cực để hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn một số quốc gia khác. Ông nói: “Những con số được tính toán nói lên chúng tôi đã làm tốt công việc của mình”.
Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng, lượng khí thải của Mĩ trong những năm từ 2000-2004 tăng 1,3% so với 2,4% của tổng số 41 nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, so sánh với tiêu chí của Nghị định thư
Nhật Bản, Tây Ban Nha và các thành viên không bắt buộc khác của Nghị định thư vẫn tiếp tục gia tăng lượng khí thải từ năm 1992. Tuy nhiên, đại diện của các nước này cho biết, họ vẫn có thể đạt được tiêu chí mà Nghị định thư Kyoto đề ra vào năm 2012 bằng cách đánh thuế các ngành công nghiệp thải ra chất carbon, những quy tắc về hiệu suất năng lượng và nhiều bước khác.
Chính quyền Bush phản đối lại những quy định của hiệp định thư Kyoto vì họ e ngại sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước Mĩ và bởi những nước nghèo hơn không phải tham gia những quy định đó.Phản ứng lại điều này, nghiên cứu của Chính phủ Anh đưa ra đầu tháng 11/2006 đã dự đoán thiệt hại từ việc thay đổi khí hậu có thể lên tới từ 5 đến 20% tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới mỗi năm.
Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng: giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu cũng là một vấn đề kinh tế cần thiết. Ngài Kivatha Kibwana, nhà môi trường học người
(*) Chú thích: Nghị định thư Kyoto là Nghị định thư của Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và được thông qua tại Kyoto vào tháng 12/1997.