Theo một tờ báo điện tử tại The Lancet, hai chuyên gia về lĩnh vực y tế môi trường đã công bố danh sách 201 hoá chất công nghiệp có thể gây ra những tổn thương không thể cứu chữa đối với quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Sau hàng chục năm nghiên cứu tác động của chì và thuỷ ngân đối với bào thai và trẻ em, Tiến sĩ Philippe Grandjean, Giáo sư y học môi trường tại Đại học Phương Nam, Đan Mạch và đồng tác giả – tiến sĩ Philip Landrigan (thuộc trường Mount Sinai, New York) – đã đạt được những kết quả giống nhau trong khi nghiên cứu về tác hại của chì và thuỷ ngân đối với thần kinh. “Trước hết, chúng tôi nghiên cứu ở người trưởng thành, sau đó nghiên cứu căn bệnh của trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những trẻ sơ sinh với liều lượng nhỏ hơn rất nhiều. Và sau đó, kết quả tìm được cho thấy tác động đối với trẻ nhỏ là rất nghiêm trọng. Chúng tôi băn khoăn: phải chăng chỉ có chì và thuỷ ngân gây nên những tác hại này?”.
Sau đó, hai nhà nghiên cứu đã mạnh dạn xem xét lại một số lượng lớn các hoá chất độc hại để đưa ra danh sách các chất gây hại đến quá trình phát triển não bộ trẻ nhỏ. 201 chất bao gồm mọi thứ, từ thạch tín cho đến benzen, axit cácbon. Khoảng hơn một nửa các chất này có mặt ở các quá trình và sản phẩm công nghiệp – có thể xâm nhập vào môi trường qua nước, không khí, và thực phẩm.
Tuy nhiên, vì thiếu nghiên cứu chuyên biệt về tác hại của các hoá chất này đối với trẻ em nên việc sử dụng 201 chất này chưa được quy định như đã làm đối với chì, thuỷ ngân và Polychronated Biphenyls (PCBs).
Hai ông lập luận: Việc thiếu những quy định quốc tế đang đặt trẻ em trên thế giới vào những rủi ro tiểm tàng. Hai giáo sư lo ngại tình trạng các hoá chất phổ biến như vậy có thể hậu thuẫn cho tình trạng bệnh tâm thần nghiêm trọng và sự thiếu hụt, mất cân bằng, rối loạn hoạt động ở trẻ nhỏ (hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân).
Cảnh báo về sự nguy hại của “một đại dịch lặng lẽ”, hai giáo sư thúc giục các chính phủ trên toàn thế giới nên thực hiện ngay việc kiểm soát nghiêm ngặt các hoá chất dù nó gây tác hại hay chỉ mới bắt đầu thay cho việc chờ đợi nhiều năm kiểm nghiệm để có được các cứ liệu khoa học chính xác.
Giáo sư Grandjean nói: “Điều mà chúng tôi đang nói là chúng ta không đủ sức chờ đợi nhiều thập kỷ bởi vì như vậy chúng ta sẽ làm cho nhiều thế hệ trẻ em bị các chất độc hóa học tác động vĩnh viễn đến não bộ của chúng. Chúng ta không thể làm vậy. Trong kiến thức xã hội hiện đại – và cụ thể là trong tương lai – chúng ta cần phát huy tất cả sức mạnh của bộ não. Não là nguồn lực cốt yếu mà chúng ta cần bảo vệ, thế nhưng chúng ta lại đang cư xử như thể nó không quan trọng chút nào”.
Tuy nhiên, theo ông Warren Foster, Giám đốc Trung tâm chăm sóc Sức khỏe Sinh sản của Đại học McMaster tại Ontario, không có dữ liệu nào tăng cường ý kiến cho rằng những hóa chất đó sẽ gây hại cho trẻ nhỏ hay tự kỷ trọng là do ô nhiễm từ các hoá chất đó. Mặc dù đánh giá cao và ủng hộ mục tiêu cao đẹp cuả hai vị giáo sư nhưng theo ông W. Forster, ý kiến cho rằng các hoá chất công nghiệp đang làm tổn hại thần kinh trẻ nhỏ và bào thai là một giả thuyết cần kiểm nghiệm.
Ông Foster cho biết: “Bọn trẻ thực sự phải được tiếp xúc với môi trường, đơn giản vì mọi thứ có mặt trong môi trường không có nghĩa sẽ gây các bệnh thần kinh ở trẻ nhỏ. Tôi nghĩ không nên tạo ra sự sợ hãi khi chúng ta chưa có chứng cứ của vấn đề này”. Ông cũng thừa nhận: cho đến khi chúng ta có bằng chứng xác thực về tác động của hoá chất, con người nên hạn chế các hoá chất công nghiệp, ví dụ không làm nóng thực phẩm trong các bình bơ thực vật, nó có thể sản sinh ra hoá chất gây hại.
Dù vậy, ông Foster quan tâm hơn đến việc chính phủ sẽ bắt đầu cấm các hoá chất và và thay thế bằng những chất chưa có đủ cứ liệu. “Chúng ta vẫn cần chất lỏng làm nguội, chất làm mềm dẻo, chất làm cháy chậm, chất hoà tan, do đó nếu chúng ta cấm những chất này, chúng sẽ phải được thay thế bằng những chất khác, mà chúng ta lại chưa biết rõ chất thay thế có an toàn hơn hay không. Vì vậy, tôi muốn nói rằng, chúng ta nên chấp nhận và điều chỉnh những cái có thể có vấn đề, hạn chế tối thiểu phát thải vào môi trường và thay đổi cách hành xử của chúng ta”.