Tại Cốc Trang thuộc địa phận Trung Quốc, hơn chục cửu vạn nam, nữ nhanh nhẹn buộc hàng, mỗi người hai lồng. Từ cầu Nà Pàn, họ gánh gà băng đường rừng về tập kết tại nhà dân. Sau đó, gà lậu được bày bán trên đường phố Lạng Sơn.
21h, thị trấn Đồng Đăng sương giăng lạnh buốt. Trung, một cửu vạn từng đi hàng gà lậu, đã giải nghệ và hiện chạy xe ôm. Từ Đồng Đăng, xe men theo con lộ giáp đường biên tới khu vực cầu Nà Pàn (Bảo Lâm), cửa ngõ nhập lậu gà Trung Quốc vào Lạng Sơn sầm uất nhất hiện nay.
Xâm nhập bản gà nhập lậu
Khác với các bản làng im lìm ngủ, Nà Pàn náo nhiệt khác thường. Các cửu vạn vai vác đòn gánh, bụng thắt dây chằng nối đuôi nhau ngược đồi sang bên kia biên giới. Trung thì thào: “Nà Pàn sầm uất nhất lúc nửa đêm đổ về sáng, nhưng đêm nay mấy thằng tăm đường mới báo đường thông nên hàng đi sớm hơn”.
Trung và đám cửu vạn ngược đồi. Mới được vài bước, một thanh niên tay cầm bộ đàm, mu bàn tay trổ một chữ Tàu to bằng cái chén, chui ra từ căn chòi lá dựng bên đường chặn lại. Hắn lừ mắt nhìn rồi hất hàm: “Thằng này nhìn lạ vậy?”.
Trung chắn ngang: “Nó là thằng em, tao với nó vào tìm thằng bạn đi hàng gà”. Qua căn chòi lá “trạm gác”, Trung mới thì thầm: “Nó là chim lợn (kẻ canh đường) khu vực này. Cửu qua đây đều phải trả tiền đường cho nó, mỗi lần 2.000 đồng”.
Qua đỉnh đồi là địa danh Cốc Trang thuộc địa phận Trung Quốc. Những lồng gà đã được tập kết thành đống tại đây từ sớm. Mỗi chiếc lồng nhồi chật cứng hơn 20 con, con nào con nấy má trắng bợt, lông bết lại và bốc mùi hôi khẳn. Mắt chúng lừ đừ, có con đầu gục hẳn xuống, mỏ chảy đầy rớt dãi.
Hơn chục tay “cửu” nhanh chóng buộc hàng, mỗi người hai lồng. Từ cầu Nà Pàn, họ gánh gà băng đường rừng về tập kết tại nhà dân ở địa phận Tam Lung (làng Pẩy Muôi, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc). Nà Pàn cách Tam Lung hơn hai giờ đi bộ đường rừng.
|
Gà nhập lậu “hiên ngang” trên phố. Ảnh: Tuổi trẻ |
Một “cửu” cho biết mang thành công mỗi con gà từ Nà Pàn về Tam Lung họ được chủ trả 3.000-4.000 đồng tùy thời điểm. Tính ra một gánh gà (hai lồng) mỗi chuyến một người được hơn trăm nghìn.
Sau khi gánh về Tam Lung, gà Trung Quốc được đóng vào các thùng gỗ. “Phi đội” xe
2h sáng, trong khi khu vực trạm Dốc Quýt im ắng thì sâu trong làng Pẩy Muôi lại khá ồn ào. Cánh xe
Rồi chợt tiếng động cơ xe máy rú lên, ánh đèn pha loang loáng qua những bụi cây. Trung giục: “Bọn nó đóng hàng xong rồi, đang xuôi đó”.
Từng tốp xe
Bất lực nhìn gà về thành phố
Một tháng nay “cơn bão” gà nhập lậu tại Lạng Sơn đã thật sự bùng phát, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn. Trung bình mỗi ngày có vài tấn gà Trung Quốc tràn về Lạng Sơn qua con đường không chính thức.
Đó là chưa tính số trứng, và gà giống nhập lậu theo đường Bãi Gianh, Hang Dơi…
Theo ông Đỗ Văn Được, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân khiến tình trạng gà Trung Quốc nhập lậu gia tăng là giá quá rẻ. Một ký gà mua tại Trung Quốc chỉ khoảng 5-6 nhân dân tệ (tương đương 10.000-12.000 đồng).
Trong khi đó giá gà ta tại các chợ chính của Lạng Sơn là gần 50.000 đồng một kg. Nếu mang về Việt
Từ tháng 12/2006 đến |
Ông Được cho biết, gà Trung Quốc có giá rẻ do chúng là loại gà mái thải loại, đã kết thúc chu kỳ đẻ trứng, hoặc đẻ trứng ít.
Sáng 2/1, ngay tại các tuyến phố chính của Lạng Sơn như đường Lê Lợi, đường Trần Đăng Ninh,… gà Trung Quốc được đèo qua lại công khai.
Tại chợ Kỳ Lừa, một phụ nữ bán gà Trung Quốc giá 32.000 đồng một kg. Tuy nhiên, không thấy bóng dáng lực lượng, cơ quan chức năng nào của Lạng Sơn.