Nước có chứa Hydrogen sulfite (H2S) tuy không gây tác hại cho sức khoẻ, nhưng nó làm cho nước có mùi và vị của trứng thối.Có nhiều phương pháp để xử lý mùi hôi của nước, tuy nhiên, khi trong nước có sắt và hàm lượng các chất hoà tan cao thì vấn đề xử lý H2S sẽ trở nên phức tạp hơn.
Từ đâu ra mùi hôi của nước?
Hydrogen sulfite (H2S) được tạo nên bởi các vi khuẩn sulfur. Các vi khuẩn này có thể hiện diện trong nước tự nhiên. Chúng sử dụng sulfur trong xác các thực vật thối rữa, trong đá, trong đất để làm nguồn thức ăn hay năng lượng và sản sinh ra H2S. Vi khuẩn sulfur tuy không gây bệnh, nhưng sự hiện diện của nó trong nước có thể tạo nên mùi và vị không thích hợp cho việc sử dụng.
Các máy nước nóng cũng là nguồn tạo ra H2S. Trong máy, thường có một thanh Mg để ngăn không cho máy bị ăn mòn. Sulfur hoà tan trong nước sẽ tác dụng với Mg để tạo thành H2S.
Xác định hàm lượng H2S
Do con người có thể phát hiện được một hàm lượng rất nhỏ H2S trong nước, do đó, ta không cần làm các thử nghiệm định tính để xác định sự hiện diện của H2S. Để tiến hành việc định lượng, bước lấy mẫu phải tiến hành một cách cẩn thận. Người ta phải chứa mẫu trong các lọ đặc biệt và cho thêm hoá chất để cố định H2S nhằm ngăn không cho H2S thoát ra khi mở lọ.
|
Xử lý mùi hôi của nước như thế nào?
a) Phương pháp chlor hoá:
Chlorine phản ứng nhanh với H2S để tạo nên các hạt nhỏ có màu vàng nhạt không mùi, không vị. Nước Javel sử dụng để tẩy vết bẩn trên quần áo cũng có thể dùng để xử lý mùi hôi của H2S. Lưu ý rằng, khi đó, các hạt sulfur có thể tạo thành một lớp một lớp màng màu vàng nhạt trên quần áo. Có thể ngăn chặn hiện tượng này bằng việc sử dụng bể lọc cát hay thiết bị lọc khác và nên nhớ làm sạch (bằng cách rửa ngược) các thiết bị này vài ngày hay vài tuần một lần để lấy các hạt sulfur này ra khỏi bể lọc. (Xem hình minh họa trên)
b) Phương pháp sục khí
Khi sử dụng hệ thống sục khí, oxy trong không khí sẽ tác dụng với H2S để tạo nên sulfate hoà tan trong nước và nước không còn mùi hôi nữa. Một ít hạt sulfur màu vàng tạo nên sau khi nước đã được sục khí. Trong hệ thống sục khí, không khí nén được đưa vào nước và sau đó chúng ta phải cho các không khí thoát hết ra khỏi nướcđể ngăn chặn việc tạo nên các bọt khí trong đường ống.
Ngoài ra, ta có thể phun nước vào một bể, các hạt nước sẽ tiếp xúc với không khí và phản ứng xảy ra (giống như hệ thống “giàn mưa” để xử lý sắt trong nước ngầm). Tuy nhiên, quanh khu vực của hệ thống xử lý kiểu này có thể có mùi hôi do H2S được thoát ra. (Xem hình)
Chú thích Water flow: Dòng H20 Gas flow: Dòng khí Air compressor: Bình nén khí Untreated water: Nước chưa xử lý Retention tank: Buồng chứa Postillter: Bình sau lọc Pressure tank: Buồng áp suất Treated water: H20 đã xử lý Seciment purge valve: Van lọc cặn lắng Vent line with insect screen and flap valve (temenates above roof): Đường ống thông hơi có lưới ngăn côn trùng và có nắp đậy Float switch (controls water flow): Phao (Kiểm soát lượng nước) Vented tank: Buồng khí Spray bar: Thanh xịt Check valve: Van an toàn Pressure switch: Công tắc điện áp Pump to repressurize: Bơm áp nước xả. |
c) Phương pháp xử lý bằng bể lọc than
Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Cần chú ý định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).
d) Phương pháp xử lý mùi trong nước nóng
Mùi trứng thối của H2S đôi khi chỉ xuất hiện trong nước nóng. Đây là biểu hiện của việc thanh Mg trong máy nước nóng tác dụng với sulfur trong nước. Để ngăn chặn quá trình này, chúng ta có thể thay thanh Mg bằng thanh Al hoặc gỡ bỏ hẳn thanh Mg .
Đôi khi nước nóng từ các máy này có vị chua, do việc điều chỉnh Thermostat ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây mùi phát triển. Xử lý bằng cách chỉnh Thermostat ở nhiệt độ trên 140oF.