Một cuộc nghiên cứu toàn diện về đời sống biển cho thấy: Tất cả các món hải sản sẽ biến mất khỏi thực đơn của chúng ta trong vòng 50 năm nữa nếu xu hướng đánh bắt hải sản quá mức hiện nay của con người vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, vấn đề đó sẽ được giải guyết nếu ngay từ bây giờ người ta áp dụng việc đánh bắt hải sản một cách bền vững.
Lời cảnh báo về ngày tận thế trên do một nhóm các nhà sinh thái và các nhà kinh tế từ 12 trung tâm nghiên cứu đưa ra sau khi nghiên cứu tất cả các báo cáo chi tiết về đánh bắt cá từ năm 1950 đến nay.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên tạp chí Khoa học (Science) đầu tháng 11/2006 cho thấy, số lượng các loài cá có giá trị thương phẩm bị tiêu diệt đang tăng lên và chúng có thể sẽ bị biến mất hoàn toàn vào năm 2048.
Theo nhà nghiên cứu Steve Palumbi thuộc Đại học Stanford, trừ khi chúng ta thay đổi một cách căn bản cách thức chúng ta khai thác các sinh vật đại dương và tuân theo quy luật của hệ sinh thái, nếu không đây sẽ là thế kỷ cuối cùng của chúng.
Công trình nghiên cứu kéo dài 4 năm này là dự án đầu tiên phân tích các dữ liệu về cá biển và các loài khác sinh sống ở đại dương cũng như các hệ sinh thái của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết có tới 29% các loài cá trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng và có môi trường sống dễ bị tổn thương – nhất là tại những nơi mà việc đánh bắt cá quá nhiều dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài. Sản lượng đánh bắt cũng bị giảm đến 90%. Giáo sư Boris Worm, Đại học Dalhousie,
Nghiên cứu đã điều tra các báo cáo về 64 khu vực biển lớn (chiếm hơn 80% sản lượng sản xuất cá trên toàn cầu) và nhận định đa dạng sinh học hay sự phong phú của biển được coi là yếu tố quan trọng nhất cho sự tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái. Giáo sư B.Worm cho rằng đa dạng sinh học là tâm điểm của vấn đề. Dù chúng ta có quan tâm đến các vùng triều hay nghiên cứu về toàn bộ thế giới đại dương thì trong việc để mất các loài chúng ta đã gây thiệt hại về sản lượng và làm mất tính ổn định của cả hệ sinh thái. Ông cho biết: “Tôi đã bị sốc và rất thất vọng vì khuynh hướng này có xu hướng ổn định, ngoài những gì mà chúng tôi dự đoán”.
Các nghiên cứu còn cho biết tại nhiều vùng biển, tảo và nhiều dịch bệnh khác đang có cơ hội bùng phát, trong khi sức đề kháng của những vùng biển này trước sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường thì yếu đi.
Giáo sư S.Palumbi nói: “Đại dương là một nhà máy tái chế khổng lồ. Nó thu nhận nước thải để tái tạo chất dinh dưỡng, lọc rửa độc tố ra khỏi nước và tổng hợp ôxi cũng như nguồn dinh dưỡng sơ cấp từ cácbon điôxít”.
Hàng triệu người đang sống dựa vào các đại dương, không chỉ vì nguồn hải sản mà còn vì những dịch vụ hưởng lợi khác như công tác trị thuỷ, khử độc chất thải, v.v., vậy mà nguồn lợi ích khổng lồ này lại đang bị đe doạ.
Nicola Beaumont, một nhà kinh tế sinh thái của Viện Nghiên cứu biển
Chúng ta cần thời gian để thay đổi những điều này. Giáo sư B.Worm cho rằng con người vẫn có thể đánh bắt và tiêu dùng các sản phẩm từ biền và đại dương nếu tiến hành phương pháp bền vững. Đồng thời, ông cũng kêu gọi thiết lập một vành đai liên quốc gia bảo vệ các vùng biển ven bờ Tây Bắc Mỹ và