Những cuộc đàm phán về khí hậu giữa 20 nước gây ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới đã kết thúc bằng một sự thỏa thuận bất thường về mức độ cấp bách của sự hạn chế lượng khí thải nhà kính.
Tuy nhiên đoàn đại biểu tại cuộc đàm phán Mehicô đã nhấn mạnh đến khoảng cách khó lấp đầy giữa chính trị và khoa học về thay đổi khí hậu.
Một vài người cho biết họ chưa từng được tham dự trong một bầu không khí tích cực đến như vậy. Không ai còn nghi ngờ gì nữa về sự tồn tại của khoa học khí hậu.
Anh tuyên bố các cuộc đàm phán đã thành công tốt đẹp và cho biết họ đã đưa các bộ trưởng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển xích lại gần nhau hơn.
Đường lối sai lầm
Các chính trị gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mêhicô, Nam Phi, Indonexia và các quốc gia đang phát triển đã ngồi nghe các thành viên G8 thuyết trình về khoa học, kinh tế, công nghệ, kinh doanh và chính sách về khí hậu. Lãnh đạo giới kinh doanh từ diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos đã bày tỏ yêu cầu chính phủ phải đặt ra những quy định chặt chẽ về khí nhà kính.
Theo một thông điệp từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và chuyên gia kinh tế của chính phủ Anh, ông Nicholas Stern, thì việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính bây giờ sẽ tốt hơn và ít tốn kém hơn việc chờ đợi khí hậu thay đổi rồi tìm cách phù hợp với nó.
IEA cho biết với công nghệ hiện nay có thể đem lại nhiều kết quả mặc dù còn cần rất nhiều khoản đầu tư.
Ngân hàng Thế giới đã vạch ra một cơ cấu đầu tư trong công nghệ sạch nhằm giúp các nước đang phát triển tăng nguồn năng lượng mà không phải đi theo đường lối sai lầm của các nước phương tây.
Sự phản đối của Mỹ
Đại diện của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Gordon Brown, không hề để lộ một dấu hiệu nào về chương trình đầu tư trị giá 20 tỉ đô la (10,6 tỉ bảng).
Phía Mỹ đã từng có mặt tại cuộc đàm phán giờ đây đang phản đối lại bản đề xuất.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề toàn cầu, bà Paula Dobriansky, đã từng trả lời đài BBC rằng Mỹ đang khẩn trương hành động để hạn chế khí nhà kính rồi sau đó lại phải thừa nhận là lượng khí thải của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Một đại biểu khác của Mỹ cho rằng thay đổi khí hậu chắc chắn sẽ dẫn đến mực nước biển tăng trên toàn thế giới. Tuy nhiên khi được hỏi sự phản đối của Mỹ đối với việc bắt buộc cắt giảm khí CO2 có thay đổi chút gì không trong công tác tăng cường quan tâm đến khoa học về khí hậu gần đây, ông chỉ trả lời ngắn gọn là “Không”.
Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông Mỹ thì Bộ Năng lượng đã tiến hành đàm phán với giới kinh doanh về việc hạn chế bắt buộc lượng khí CO2. Nhưng một nguồn tin gần đây ở Monterey cho biết Hội đồng về chất lượng môi trường của Nhà Trắng (nhóm các nhà cố vấn theo đường lối cứng rắn có quan hệ với ngành công nghiệp dầu mỏ) đã bác bỏ điều này.
Tuy nhiên Mỹ không hề là một điểm đáng chú ý duy nhất trong đàm phán về khí hậu.
Mức chênh lệch thấp
Nước Nga hi vọng sẽ được lợi từ việc trái đất nóng lên không hề tham dự cuộc đàm phán Monterrey.
Có tin đồn rằng nước này nhận được lời mời quá muộn do tình hình chính trị bất ổn tại Mê-hi-cô.
Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch đầy tham vọng để giải quyết mối lo ngại của họ về khí hậu bằng chương trình đầu tư lớn nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng.
Vì vậy, đối với tính tích cực của cuộc họp diễn ra tại thành phố lộng lẫy ở phía bắc của Mehicô này với những dãy núi đá vôi cao vút bao quanh thì chúng ta khó có thể lạc quan được.
Bộ trưởng môi trường Anh David Miliband cho biết đã có tiến trình thực hiện hiệu quả nhưng ông cũng khuyến cáo nếu không đẩy nhanh nhịp độ hành động thì lượng khí thải CO2 đến năm 2000 sẽ cao hơn 137% so với 2003.